NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ PHỐI HỢP GRANUDACYN TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ NÔNG THÀNH BỤNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Trần Thị Huyền1,, Ngô Toàn Anh2, Nguyễn Quảng Bắc2,3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phối hợp của Granudacyn trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc. Kết quả: Thời gian lên tổ chức hạt từ 3-5 ngày chiếm tỷ lệ 67,4%. Thời gian lên tổ chức hạt trung bình là 4,0±2,5 ngày. Thời gian khâu lại vết mổ trung bình là 6,4±3,2 ngày. Thời gian nằm viện phần lớn là trên 7 ngày chiếm 56,5%. Thời gian nằm viện trung bình là 7,7±3,0 ngày. Tác dụng phụ chủ yếu là hơi rát (84,8%) và hơi đau (76,1%). Kết luận: Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng phối hợp với Granudacyn giúp vết mổ nhanh liền và rút ngắn thời gian điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Phương Thảo. Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 11/2014 đến tháng 8/2016. Trường Đại học Y Hà Nội 2016.
2. Nguyễn Quảng Bắc, Trần Thị Thu Hạnh. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 04/27 2023; 525(2)doi:10.51298/ vmj.v525i2.5165
3. Nguyễn Văn Diệu. Nghiên cứu tác dụng phối hợp của PLASMA lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ nông thành bụng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
4. Sridhar S, Nanjappa N. Microbiological and clinical response of superoxidized solution versus povidone iodine in the management of lower limb ulcers. National Journal of Physiology, Pharmacy and Pharmacology. 01/01 2017;7:1. doi:10.5455/njppp.2017.7.0307117052017
5. Vũ Bá Quyết, Nguyễn Quảng Bắc. Đánh giá tác dụng hổ trợ của Plasma lạnh trong điều trị nhiễm khuẩn vết mổ thành bụng sau mổ lấy thai. Tạp chí sản phụ khoa. 2017;15(3):36-39.
6. Lê Anh Tuân. Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ bụng tại bệnh viện tỉnh Sơn La. Học Viện Quân Y; 2017.
7. Lê Thanh Hải. Tỷ lệ mới mắc, tác nhân, chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của Nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai. 2013;
8. National Nosocomial Infections Surveillance (NNIS) System Report, data summary from January 1992 through June 2004, issued October 2004. Am J Infect Control. Dec 2004;32(8):470-85. doi:10.1016/s0196655304005425
9. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng. Nghiên cứu hậu quả NKVM tại một số bệnh viện của Việt Nam 2009 -2010. Tạp chí Y học lâm sàng. 2010;66:32-33.