ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TIM TÂM ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh động mạch vành là một vấn đề sức khỏe cộng đồng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và tử vong trên toàn thế giới. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG) giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim và chức năng tim, từ đó giúp tăng tỷ lệ sống còn cho người bệnh. Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Tim Tâm Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại Bệnh viện Tim Tâm Đức từ 1/1/2023 đến 31/12/2023, sử dụng bộ câu hỏi SF-36. Kết quả: Đa số người bệnh là nam giới (69,2%) và tuổi trên 60 (38,5%). Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe thể chất bao gồm hoạt động chức năng, giới hạn chức năng, cảm nhận đau đớn và sức khỏe tổng quát lần lượt là: 83,08; 70,04; 70,82 và 75,48. Điểm trung bình của 4 lĩnh vực sức khỏe tinh thần bao gồm cảm nhận sức sống, hoạt động xã hội, giới hạn tâm lý và tinh thần tổng quát lần lượt là :79,42; 80,50; 70,51 và 68,29. Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở các linh vực đều ở mức khá và khá tốt. Do đó phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một chỉ định cải thiện rõ ở bệnh nhân sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, SF-36, phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Tài liệu tham khảo
2. Iglesias, C., D.J.J.o.h.s.r. Torgerson, and policy, Does length of questionnaire matter? A randomised trial of response rates to a mailed questionnaire. 2000. 5(4): p. 219-221.
3. Kim, H., et al., Predictors of health-related quality of life after coronary artery bypass graft surgery. 2022. 12(1): p. 16119.
4. Creber, R.M., et al., Effect of coronary artery bypass grafting on quality of life: a meta-analysis of randomized trials. 2022. 8(3): p. 259-268.
5. Perrotti, A., et al., Relationship between depression and health-related quality of life in patients undergoing coronary artery bypass grafting: a MOTIV-CABG substudy. 2016. 25: p. 1433-1440.
6. Houlind, K., et al., On-pump versus off-pump coronary artery bypass surgery in elderly patients: results from the Danish on-pump versus off-pump randomization study. 2012. 125(20): p. 2431-2439.
7. Kiebzak, G.M., et al., Use of the SF36 general health status survey to document health-related quality of life in patients with coronary artery disease: effect of disease and response to coronary artery bypass graft surgery. 2002. 31(3): p. 207-213.
8. Szygula-Jurkiewicz, B., et al., Health related quality of life after percutaneous coronary intervention versus coronary artery bypass graft surgery in patients with acute coronary syndromes without ST-segment elevation. 12-month follow up. 2005. 27(5): p. 882-886.
9. Gaudino, M., et al., Graft failure after coronary artery bypass grafting and its association with patient characteristics and clinical events: a pooled individual patient data analysis of clinical trials with imaging follow-up. 2023. 148(17): p. 1305-1315.
10. Taghipour, H., et al., Quality of life one year after coronary artery bypass graft surgery. 2011. 13(3): p. 171.