ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ BẰNG THUỶ CHÂM NUCLEO C.M.P, ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP KÉO GIÃN CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: “Nghiên cứu (NC) được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ bằng thuỷ châm Nucleo C.M.P, điện châm kết hợp kéo giãn cột sống; Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng, so sánh đối chứng. Nghiên cứu tiến hành trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vai tay do thoái hoá cột sống cổ, chia thành 2 nhóm. Cả hai nhóm đều dùng điện châm, kéo giãn cột sống cổ và thủy châm Nucleo C.M.P (ở nhóm NC) điều trị tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa từ tháng 7/2023 đến tháng 4/2024. Kết quả nghiên cứu: Sau 15 ngày điều trị ở nhóm NC: Sau 15 ngày điều trị, các chỉ tiêu quan sát như: Chỉ số VAS, chỉ số NDI, chỉ số tầm vận động cột sống cổ đều có cải thiện rõ rệt và sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01; Mức cải thiện các chỉ số trên sau điều trị tốt hơn trước điều trị và cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng (p < 0,05); Không ghi nhận tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng. Kết luận: Thủy châm Nucleo C.M.P, điện châm và kéo giãn cột sống cổ có tác dụng tốt trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng cổ vai cánh tay, Nucleo C.M.P thủy châm
Tài liệu tham khảo
2. Hedding-Eckerich (2003). Use of pyrimidine nucleotides for the treatment of affections of the peripheral nervous system. Nanoscale, 9(21), 7047-7054.
3. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 160-167.
4. Bộ Y tế (2008). Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Quy trình 46 (Điện châm điều trị hội chứng vai gáy), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 98-100.
5. Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật khám chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quy trình 338 (Thuỷ châm điều trị đau vai gáy), Quyết định 792/QD-BYT.
6. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng, Quy trình 24 (Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống), Quyết định 54/QD-BYT.
7. Vernon H. và Mior S. (1991). The Neck Disability Index: a study of reliability and validity. J Manipulative Physiol Ther, 14(7), 409–415.
8. Williams K.E., Paul R., và Dewan Y. (2009). Functional outcome of corpectomy in cervical spondylotic myelopathy. Indian J Orthop, 43(2), 205–209.
9. Nguyễn Hoài Linh (2016). Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Quyên tý thang” kết hợp liệu pháp kinh cân trên bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Đặng Trúc Quỳnh (2014). Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Cát căn thang” điều trị bệnh nhân đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.