THỰC TRẠNG CẤP CỨU BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ BÌNH MINH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cấp cứu thường được dùng để chỉ các tình trạng bệnh lý nội, ngoại khoa cần được đánh giá và điều trị ngay. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân được cấp cứu đúng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tiếp nhận, phân loại và xử trí cấp cứu theo quy trình kỹ thuật tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích trên cỡ mẫu là 242 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh. Kết quả: Tỷ lệ cấp cứu bệnh nhân đúng theo quy trình kỹ thuật chiếm 53,3%. Các yếu tố liên quan đến tiếp nhận, phân loại và xử trí cấp cứu theo quy trình kỹ thuật gồm nơi sơ cứu ban đầu; sự phối hợp giữa bệnh nhân và nhân viên y tế; nhân viên y tế được tập huấn quy trình tiếp nhận và xử trí cấp cứu; nhân viên y tế được tập huấn quy trình kỹ thuật cấp cứu; điều dưỡng được đào tạo về chuyên khoa hồi sức cấp cứu; bác sĩ được đào tạo về chuyên khoa hồi sức cấp cứu; đủ thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị dùng cho cấp cứu và nhân viên y tế sử dụng thành thạo trang thiết bị trong cấp cứu. Kết luận: Tỷ lệ cấp cứu bệnh nhân đúng theo quy trình kỹ thuật chiếm 53,3%. Cần thiết thực hiện ngay các giải pháp cải thiện phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả cấp cứu bệnh nhân để người bệnh được tiếp cận và xử trí hơn, trong đó chú trọng vấn đề đạo tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong thời gian tới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cấp cứu, tiếp nhận, phân loại, xử trí, quy trình kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 1904/QĐ-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành tài liệu "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức-Cấp cứu và Chống độc".
3. Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản, Nhà xuất bản Y học.
4. Khu Thị Khánh Dung, Đinh Phương Hòa, Lê Thị Hà và cộng sự (2021), "Thực trạng cấp cứu sơ sinh và mô hình bệnh tật cấp cứu sơ sinh tại các tuyến bệnh viện tỉnh Hòa Bình", Tạp chí Nhi khoa, 14(1), tr. 23-29.
5. Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Thị Tâm (2019), "Tình hình bệnh nhân chấn thương sọ não đến khám và điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018-2019", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 20.
6. Nguyễn Trung Kiên, Phạm Thị Tâm (2021), "Nghiên cứu tình hình chấn thương và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân bị tai nạn giao thông tại Bệnh viện Quân y 121", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 36, tr. 81-82.
7. Hàn Khởi Quang, Nguyễn Văn Tính, Trương Đình Nhân và cộng sự (2018), Nghiên cứu thực trạng cấp cứu, đề xuất các giải pháp cũng cố nâng cao chất lượng cấp cứu tại khoa Cấp cứu hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
8. Tổng cục thống kê (2023), Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2022, tr. 105-118.
9. Ngô Anh Vinh, Phạm Ngọc Toàn, Lại Thùy Thanh (2022), "Kết quả cấp cứu ngưng tuần hoàn ở trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2018-2019", Tạp chí Nghiên cứu Y học, 152(4), tr. 118-126.
10. Australasian College for Emergency Medicine (2015), Guidelines on the Implementnation of the Australasian Triage Scale in Emergency Departments.