ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE RUỘT THỪA BẰNG KỸ THUẬT DẪN LƯU DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Lê Văn Khảng1, Lê Thị Yến2,, Đoàn Thị Kiều Oánh1, Nguyễn Thị Thu Thảo1, Nguyễn Thị Khơi1, Vũ Đăng Lưu1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị áp xe ruột thừa bằng phương pháp dẫn lưu ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu, mô tả chùm ca bệnh. Tổng số 19 bệnh nhân áp xe ruột thừa được tiến hành kỹ thuật dẫn lưu áp xe ruột thừa dưới hướng dẫn siêu âm tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2024. Kết quả: Nghiên cứu trên 19 bệnh nhân (10 bệnh nhân nam và 9 bệnh nhân nữ), tuổi trung bình là 46,84 tuổi (09 – 90). Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có triệu chứng đau bụng, trong đó 47,37% bệnh nhân có triệu chứng sốt. Kích thước trung bình của ổ áp xe trong nghiên cứu 48,75mm. Các bệnh nhân trong nghiên cứu được lựa chọn đặt các cỡ sonde 8F, 9F và 10F, trong đó, số trường hợp được sử dụng sonde 10F chiếm tỷ lệ cao nhất 57,89%. Không trường hợp dẫn lưu nào gặp phải tai biến. Sau điều trị tình trạng lâm sàng bệnh nhân ổn định. Thời gian nằm viện trung bình 6,48 ngày (3-18). Trong tổng số các bệnh nhân, có 21,06% trường hợp bệnh nhân bị tái phát. Kết luận: Dẫn lưu ổ áp xe ruột thừa dưới hướng dẫn siêu âm là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn ĐH. Bệnh Học Ngoại Khoa Đại Học y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Y học; 1988.
2. Sherlock DJ. Acute appendicitis in the over-sixty age group. Br J Surg. 1985;72(3):245-246. doi:10.1002/bjs.1800720337
3. Bradley EL, Isaacs J. Appendiceal abscess revisited. Arch Surg Chic Ill 1960. 1978;113(2): 130-132. doi:10.1001/ archsurg.1978. 01370140020003
4. Boubacar K, Idrissa T, Issaka D, et al. Appendicular Abscess: Epidemio-Clinical and Therapeutic Aspects in the General Surgery Department of the Reference Health Center of Commune III (C.s.ref CIII) of the District of Bamako. Surg Sci. 2023; 14(2):77-83. doi: 10.4236/ss.2023.142010
5. Gordon LT, James RW. “Appendix”, Surgery of the Alimentary Tract. Vol Volume IV.; 2002.
6. Immediate operation versus percutaneous drainage for treatment of appendicular abscess - ScienceDirect. Accessed July 12, 2024. https://www.scie ncedirect.com/ science/ article/ /S0378603X15001308
7. Kim JK, Ryoo S, Oh HK, et al. Management of Appendicitis Presenting with Abscess or Mass. J Korean Soc Coloproctology. 2010;26(6):413-419. doi:10.3393/jksc.2010.26.6.413
8. Suzuki T, Matsumoto A, Akao T, Matsumoto H. Interval appendectomy as a safe and feasible treatment approach after conservative treatment for appendicitis with abscess: a retrospective, single-center cohort study. Updat Surg. 2023; 75(8): 2257-2265. doi:10.1007/s13304-023-01679-1
9. Darwazeh G, Cunningham SC, Kowdley GC. A Systematic Review of Perforated Appendicitis and Phlegmon: Interval Appendectomy or Wait-and-See? Am Surg. 2016;82(1):11-15.