NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC – PHÚC TRƯỜNG MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mặc dù gây tê tủy sống là phương pháp đơn giản, an toàn, phổ biến dành cho phẫu thuật mổ lấy thai, tuy nhiên cũng có một số khó khăn nhất định khi thực hiện thủ thuật và có thể gặp thất bại và biến chứng. Nghiên cứu với mục đích xác định những yếu tố tạo nên thành công của phương pháp này cho phẫu thuật mổ lấy thai bao gồm khó khăn khi thực hiện thủ thuật gây tê, tỷ lệ thành công và các tác dụng không mong muốn và biến chứng gặp phải. Phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trên 105 sản phụ có chỉ định mổ lấy thai được vô cảm bằng gây tê tủy sống, bao gồm chủ động và cấp cứu. Các bệnh nhân (BN) đều được gây tê ở tư thế nằm nghiêng trái, lưng cong, bằng kim Quincke G27 với liều Marcaine (Bupivacaine 0,5% tỉ trọng cao) theo chiều cao của sản phụ kết hợp với Fentanyl 0,03mg. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thủ thuật gây tê tủy sống dựa trên số (1) lần đi kim, (2)các bất thường gặp phải trong quá trình thực hiện, (3)hiệu quả vô cảm để phẫu thuật, (4)không đổi phương pháp khác, (5) ngoài ra các tác dụng không mong muốn và biến chứng của gây tê tủy sống cũng được ghi nhận. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy 84,5 % bệnh nhân thành công từ lần đi kim đầu tiên và trung bình cần 1,21 ±0.567 lần thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống (từ 1 đến 4 lần). Không có sự liên quan giữa khó khăn trong gây tê với tuổi, cân nặng, BMI cũng như tình trạng cấp cứu và có hay không có catheter ngoài màng cứng. Với liều thuốc tê trung bình sử dụng là 7,85±0.56 mg Bupivacain 0,5% tỷ trọng cao kết hợp với 0,03mg Fentanyl, gây tê tuỷ sống thành công để mổ lấy thai đạt 97,1%, chỉ 2,9% thất bại. tác dụng không mong muốn lớn nhất là tụt huyết áp với tỉ lệ gặp là 47,6% kéo dài trung bình 1,57±2,2 phút và chỉ 3,8% BN tụt huyết áp nặng trên 40%, thấp hơn so với nhiều tác giả, thời gian trung bình kéo dài tụt huyết áp dưới 2 phút (ngưỡng để có những biến chứng trên thai nhi). Tỉ lệ BN gặp nôn, ngứa thấp hơn các nghiên cứu khác là 3,8% và 5,7%. Có 1 BN đau đầu sau gây tê (0,9%) và hồi phục hoàn toàn với điều trị nội khoa không cần can thiệp vá màng cứng bằng bơm máu tự thân. Không ghi nhận trong nghiên cứu các biến chứng nặng nề khác như tê toàn bộ tủy sống, tụ máu ngoài màng cứng, tổn thương thần kinh. Kết luận: Thủ thuật gây tê tủy sống cho mổ lấy thai ở tư thế nằm nghiêng, lưng cong có tỉ lệ 84,5 % thành công từ lần đi kim đầu tiên, trung bình cần 1,21 ±0.567 lần thực hiện thủ thuật gây tê tủy sống (từ 1 đến 4 lần). Cân nặng, tuổi, chiều cao, BMI cũng như tình trạng cấp cứu và có hay không có catheter ngoài màng cứng ở sản phụ không liên quan có ý nghĩa tới khó khăn trong thực hiện thủ thuật gây tê. Liều thuốc tê theo chiều cao của BN trung bình là 7,85±0.56 mg Bupivacain 0,5% tỷ trọng cao kết hợp với 0,03mg Fentanyl thành công 97,1% để mổ lấy thai và tỉ lệ tụt huyết áp cũng như các tác dụng không mong muốn khác ít ảnh hưởng tới bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vô cảm cho mổ lấy thai, gây tê tuỷ sống để mổ lấy thai, các yếu tố khó khăn gây tê, tác dụng không mong muốn của tê tủy sống.
Tài liệu tham khảo
2. Fettes PDW, Jansson JR, Wildsmith JAW (2009); Failed spinal anaesthesia: Mechanisms, management, and prevention. Br J Anaesth ; 102:739–48. DOI: 10.1093/bja/aep096.
3. Ružman. T, Gulam. D, Haršanji Drenjančević. I, Venžera-Azenić. D, Ružman. N, Burazin. D, (2014). Factors associated with difficult neuraxial blockade, Local Reg. Anesth., vol 7, 47–52, DOI: 10.2147/ LRA.S68451.
4. DeLeon. A.M, Wong. C.A, (2024), Spinal anesthesia: Technique, UpToDate. [Online] Available at: https://www.uptodate.com/contents/spinal-anesthesia-technique?search=spinal%20%20 anesthesiaa&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1, 2023, March 21.
5. Lam N. Đ. (2012). Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và ngoài màng cứng phối hợp trong vô cảm để mổ và giảm đau sau mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng, (PhD, Ha Noi Medical University)
6. Fan. S.X., et al, (1994). Low - dose bupivacaine for cesarean section, obstetric anesthesia, mieczylaw Finster, 474–7
7. Kinsella S. M. et al, (2018). International consensus statement on the management of hypotension with vasopressors during caesarean section under spinal anaesthesia, Anaesthesia, vol 73, No 1, pp. 71–92, DOI: https://doi.org/ 10.1111/anae.14080.
8. Scott. D. B., Tunstall. M. E., (1995), Serious complications associated with epidural/spinal blockade in obstetrics: a two-year prospective study, Int. J. Obstet. Anesth., vol 4, Issue 3, pp. 133–139, DOI: 10.1016/0959-289x(95)82967-f.
9. Teoh. W.H.L, Thomas. E, Tan. H.M., (2006), Ultra-low dose combined spinal-epidural anesthesia with intrathecal bupivacaine 3.75 mg for cesarean delivery: a randomized controlled trial, International Journal of Obstetric Anesthesia, VOL 15, pp. 273-278, 10.1016/j.ijoa.2006.03.004)