NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN KẾT QUẢ LUYỆN GIỌNG ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH MỘT BÊN

Triệu Thị Ngọc Anh1, Nguyễn Quang Trung1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả luyện giọng điều trị liệt dây thanh một bên giai đoạn 2008-2023. Thiết kế nghiên cứu: Tổng quan luận điểm: Nghiên cứu tìm kiếm trên sở dữ liệu PubMed, Google scholar để xác định các bài báo liên quan đến kết quả luyện giọng điều trị liệt dây thanh một bên từ năm 2008 đến 2023. Kết quả: Tổng cộng 768 nghiên cứu đã được tìm kiếm. Sau cùng 12 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí được lựa chọn để báo cáo tổng quan. Trong đó có 1 nghiên cứu là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, 3 nghiên cứu tiến cứu, 8 nghiên cứu hồi cứu mô tả từng ca bệnh với tổng số 828 bệnh nhân. Thang điểm đánh giá trong các nghiên cứu là qua công cụ do bệnh nhân tự điền như bảng chỉ số khuyết tật giọng nói Voice handicap index (VHI), đánh giá bằng phân tích chất thanh, nội soi thanh quản, thang đo GIRBAS, thời gian phát âm tối đa (MPT). Kết quả thang điểm VHI cho thấy tất cả các chỉ số liên quan đến thực thể, chức năng, cảm xúc đều được cải thiện rõ rệt với  p <0,001. Phân tích chất thanh thấy các chỉ số Jitter, Shimmer, NHR đều cải thiện so với trước điều trị với  p < 0,05. Nội soi thanh quản, sau luyện giọng thấy tỷ lệ đóng thanh môn  hoàn toàn tăng đáng kể với p <0,001. Thời gian phát âm tối đa của bệnh nhân đều được cải thiện với p<0.05. Kết luận: Luyện giọng điều trị liệt dây thanh một bên là phương pháp điều trị hiệu quả, được đánh giá qua các thang điểm như phân tích chất thanh, VHI, nội soi thanh quản, thang đo GIRBAS, thời gian phát âm tối đa. Cho thấy các chỉ số liên quan đến chất lượng giọng nói đều cải thiện rõ ràng và đáng kể, tình trạng thanh môn đóng hoàn toàn sau điều trị, cải thiện tình trạng khó phát âm, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mattioli F, Bergamini G, Alicandri-Ciufelli M, et al. The role of early voice therapy in the incidence of motility recovery in unilateral vocal fold paralysis. Logoped Phoniatr Vocol. 2011;36( 1):40-47.
2. El-Banna M, Youssef G. Early voice therapy in patients with unilateral vocal fold paralysis. Folia Phoniatr Logop. 2014;66( 6):237-243.
3. Jeong GE, Lee DH, Lee YS, et al. Treatment Efficacy of Voice Therapy Following Injection Laryngoplasty for Unilateral Vocal Fold Paralysis. J Voice. 2022;36(2): 242-248. doi:10.1016/ j.jvoice.2020.05.014
4. Kurz A, Leonhard M, Denk-Linnert DM, Mayr W, Kansy I, Schneider-Stickler B. Comparison of voice therapy and selective electrical stimulation of the larynx in early unilateral vocal fold paralysis after thyroid surgery: A retrospective data analysis. Clin Otolaryngol. 2021;46(3):530-537.
5. Kao YC, Chen SH, Wang YT, Chu PY, Tan CT, Chang WD. Efficacy of Voice Therapy for Patients With Early Unilateral Adductor Vocal Fold Paralysis. J Voice. 2017;31( 5):567-575.
6. Desuter G, Dedry M, Schaar B, van Lith-Bijl J, van Benthem PP, Sjögren EV. Voice outcome indicators for unilateral vocal fold paralysis surgery: a review of the literature. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2018;275( 2):459-468.
7. Schindler A, Bottero A, Capaccio P, Ginocchio D, Adorni F, Ottaviani F. Vocal improvement after voice therapy in unilateral vocal fold paralysis. J Voice. 2008 Jan;22(1):113-8. doi: 10.1016/j.jvoice.2006.08.004. Epub 2006 Oct 2. PMID: 17014987.
8. Santos M, Vaz Freitas S, Santos P, Carvalho I, Coutinho M, Moreira da Silva Á, Almeida E Sousa C. Unilateral Vocal Fold Paralysis and Voice Therapy: Does Age Matter? A Prospective Study With 100 Consecutive Patients. Ear Nose Throat J. 2021 Sep;100(5_suppl):489S-494S. doi: 10.1177/0145561319882116. Epub 2019 Oct 17. PMID: 31619079.m