THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI

Nguyễn Thị Hòa1,2,, Nguyễn Văn Tuấn2,3
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 116 người bệnh thoái hóa khớp gối điều trị  ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2023 đến 06/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,3 ± 10,7, phần lớn là nữ giới, BMI trung bình là 22,5 ± 2,68 kg/m2. Khoảng 1/2 số lượng người bệnh có biểu hiện đau ở mức độ vừa theo thang điểm VAS và có 44,8% người bệnh có biểu hiện đau về đêm. Điểm WOMAC trung bình là 36,1 ± 11,8. Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở người bệnh thoái hóa khớp gối là 76,7%, trong đó 94,4% là loại hình mất ngủ và tỷ lệ rối loạn giấc ngủ giữa giấc cao nhất (83,1%). Thời gian đi vào giấc ngủ trung bình ở người bệnh thoái hóa khớp gối có rối loạn giấc ngủ là 51,6 ± 22,7 phút. Số lần thức trung bình mỗi đêm 2,3 ± 1,0. Thời gian ngủ lại được sau khi thức giấc là 27,9 ± 21,4 phút. Thời gian dậy sớm hơn so với thường lệ là 28,8 ± 16,9 phút. Thời gian ngủ được mỗi đêm trung bình là 4,1 ±1,0 giờ. Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày  phần lớn ở mức độ ít và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 34,8% và 43,8%. Kết luận: Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người bệnh thoái hóa khớp gối và hầu hết đều có ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày nên cần được quan tâm trong chăm sóc và điều trị những người bệnh này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Steinmetz JD, Culbreth GT, Haile LM, et al. Global, regional, and national burden of osteoarthritis, 1990–2020 and projections to 2050: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2021. Lancet Rheumatol. 2023; 5(9): e508-e522. doi:10.1016/S2665-9913(23) 00163-7
2. Sasaki E, Tsuda E, Yamamoto Y, et al. Nocturnal Knee Pain Increases With the Severity of Knee Osteoarthritis, Disturbing Patient Sleep Quality. Arthritis Care Res. 2014;66(7):1027-1032. doi:10.1002/acr.22258
3. Mochizuki T, Tanifuji O, Koga Y, et al. Sex differences in femoral deformity determined using three-dimensional assessment for osteoarthritic knees. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc. 2017; 25(2): 468-476. doi:10.1007/s00167-016-4166-2
4. Hussain SM, Cicuttini FM, Bell RJ, et al. Incidence of Total Knee and Hip Replacement for Osteoarthritis in Relation to Circulating Sex Steroid Hormone Concentrations in Women. Arthritis Rheumatol. 2014;66(8):2144-2151. doi: 10.1002/art.38651
5. Curry, Zachary A. MD, PhD; Beling, Alexandra MD; Borg-Stein, Joanne MD. Knee osteoarthritis in midlife women: unique considerations and comprehensive management. Menopause 29(6):p 748-755, June 2022. | DOI: 10.1097/GME.0000000000001966
6. Kuralay C, Kiyak E. Sleep quality and factors affecting patients with knee osteoarthritis. International Journal of Caring Sciences. 2018;11(2):1141-1146.
7. Chen C, McHugh G, Campbell M, Luker K. Subjective and Objective Sleep Quality in Individuals with Osteoarthritis in Taiwan. Musculoskeletal Care. 2015;13(3): 148-159. doi:10.1002/msc.1094
8. Wilcox S, Brenes GA, Levine D, Sevick MA, Shumaker SA, Craven T. Factors Related to Sleep Disturbance in Older Adults Experiencing Knee Pain or Knee Pain with Radiographic Evidence of Knee Osteoarthritis. J Am Geriatr Soc. 2000;48(10): 1241-1251. doi:10.1111/j.1532-5415.2000.tb02597.x