PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NGỪNG THỞ DO TẮC NGHẼN Ở TRẺ EM: TỔNG QUAN LUẬN ĐIỂM

Phạm Tuấn Quyết1,, Nguyễn Quang Trung1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bài tổng quan này được thực hiện nhằm mô tả, tổng hợp các biện pháp điều trị để quản lý ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) ở trẻ em. Phương pháp: Chiến lược tìm kiếm kết hợp các thuật ngữ về (1) Obstructive Sleep Apnea, (2) Pediatric và (3) Treatment trên PubMed/MEDLINE, Science Direct và Google Scholar. Các tài liệu nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt về phương pháp điều trị OSA đã được chọn. Dữ liệu từ các nghiên cứu được lựa chọn đã được trích xuất và phân loại thành các chủ đề. Sơ đồ PRISMA được sử dụng để thực hiện đánh giá phạm vi của một số cơ sở dữ liệu. Kết quả: Qua tìm kiếm và phân tích 15 công trình nghiên cứu cho thấy tổng cộng có 07 nghiên cứu áp dụng phương pháp cắt Amidan-Nạo VA, 04 nghiên cứu sử dụng Montelukast trong điều trị, 03 nghiên cứu sử dụng Corticosteroid dạng xịt mũi, 02 nghiên cứu tập trung vào phương pháp mở rộng xương hàm trên, và 01 nghiên cứu liên quan đến việc phẫu thuật tạo hình hầu họng. Các phương pháp điều trị này không chỉ giúp giảm đáng kể chỉ số AHI, một chỉ số quan trọng đánh giá mức độ nghiêm trọng của OSA, mà còn cải thiện độ bão hòa oxy và hiệu quả giấc ngủ. Kết luận: Phương pháp cắt amidan-nạo VA là một trong những phương pháp điều trị phẫu thuật đầu tay cho OSA ở trẻ em mang lại hiệu quả điều trị cao. Bên cạnh đó, Montelukast và Corticosteroid dạng xịt mũi cũng đã được đề xuất là một lựa chọn điều trị không phẫu thuật tiềm năng cho trẻ em mắc OSA

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marcus CL, Brooks LJ, Draper KA, et al. Diagnosis and management of childhood obstructive sleep apnea syndrome. Pediatrics. 2012; 130(3), 576–584.
2. Gozal D. Pediatric sleep apnea: an update. European Respiratory Review. 2018; 27(147), 180097.
3. Farber JM. Clinical practice guideline: diagnosis and management of childhood obstructive sleep apnea syndrome. Pediatrics. 2002; 110(6), 1255–1257; author reply 1255-1257.
4. Chervin RD, Ellenberg SS, Hou X, et al. Prognosis for Spontaneous Resolution of OSA in Children. Chest. 2015; 148(5), 1204–1213.
5. Zhang J, Chen J, Yin Y, et al. Therapeutic effects of different drugs on obstructive sleep apnea/hypopnea syndrome in children. World J Pediatr. 2017; 13(6), 537–543.
6. Kheirandish-Gozal L, Bhattacharjee R, Bandla HPR, et al. Antiinflammatory therapy outcomes for mild OSA in children. Chest. 2014; 146(1), 88–95.
7. Bisgaard H, Skoner D, Boza ML, et al. Safety and tolerability of montelukast in placebo-controlled pediatric studies and their open-label extensions. Pediatr Pulmonol. 2009; 44(6), 568–579.
8. Villa MP, Rizzoli A, Miano S, et al. Efficacy of rapid maxillary expansion in children with obstructive sleep apnea syndrome: 36 months of follow-up. Sleep Breath. 2011; 15(2), 179–184.