MỐI LIÊN QUAN GIỮA THẦN KINH MÁC SÂU VÀ ĐỘNG MẠCH MU CHÂN Ở NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Võ Khánh Phương1, Trần Hoàng Hiếu1,
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thần kinh mác sâu là một trong những dây thần kinh thường thăm khám trong thực hành lâm sàng và được dùng trong các vạt cần bảo tồn cảm giác như vạt tự do mu chân để che lấp khuyết hổng phần mềm ở bàn tay hay vạt ngón chân cái và vạt ngón chân thứ II trong chuyển ghép ngón cái cho bàn tay. Hiện nay, các nghiên cứu trên thế giới về sự tương quan vị trí giữa thần kinh mác sâu và động mạch mu chân còn ít và chưa có sự đồng thuận giữa các tác giả về giải phẫu định lượng và mô hình phân nhánh của thần kinh này. Mục tiêu: Mô tả đường đi và vị trí của thần kinh mác sâu so với động mạch mu chân. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện trên 15 tử thi (30 mẫu mu bàn chân) ngâm formol tại Bộ môn Giải Phẫu - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Các tử thi này có vùng mu chân còn nguyên vẹn, chưa phẫu tích. Kết quả: Trong nghiên cứu này, năm vị trí của nhánh trong thần kinh mác sâu so với động mạch mu chân đã được ghi nhận lại. Dạng I: Thần kinh mác sâu nằm phía trong động mạch mu chân có tỉ lệ gặp cao nhất 63,3%, dạng II: Thần kinh mác sâu nằm phía ngoài động mạch mu chân có tỉ lệ xuất hiện 6,7%, dạng III: Thần kinh mác sâu nằm ngay phía trên và che lắp động mạch mu chân với tỉ lệ 6,7%, dạng IVa: Thần kinh mác sâu bắt chéo động mạch mu chân từ ngoài vào trong gặp 20%, dạng IVb: Thần kinh mác sâu bắt chéo động mạch mu chân từ trong ra ngoài có tỉ lệ xuất hiện thấp nhất 3,3%. Kết luận: Hiểu được các biến thể giải phẫu về đường đi của thần kinh mác sâu có thể giúp cho các bác sĩ phẫu thuật tối đa hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu các biến chứng không lường trước được của bất kỳ thực hành lâm sàng nào liên quan đến thần kinh mác sâu bằng cách suy luận từ kiến thức giải phẫu của thần kinh này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Cường. Giải Phẫu Học Sau Đại Học Tập 2. 1st ed. Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
2. Lawrence SJ, Botte MJ. 1995. The deep peroneal nerve in the foot and ankle: an anatomic study. Foot Ankle Int 16:724– 728. Hamada N, Ikuta Y, Ikeda A. Arteriographic study of the arterial supply of the foot in one hundred cadaver feet. Acta anatomica. 1994;151(3): 198206.doi: 10.1159/000147664.
3. Chitra R. The relationship between the deep fibular nerve and the dorsalis pedis artery and its surgical importance. Indian journal of plastic surgery : official publication of the Association of Plastic Surgeons of India. Jan-Jun 2009;42(1):18-21. doi:10.4103/0970-0358.53007.
4. İkiz ZA Aktan, Üçerler H, Uygur M. The clinical importance of the relationship between the deep peroneal nerve and the dorsalis pedis artery on the dorsum of the foot. Plastic and reconstructive surgery. Sep 2007;120(3):690-696. doi:10.1097/01.prs.0000270310.39084.2d.
5. Frederick M. Azar, Beaty JH. Campbell’s Operative Orthopaedics. 14 ed. Elsevier; 2021.
6. Turbpaiboon, C, Puprasert, C, Lohasammakul, S, Dacharux, W, Numwong, T, Pandeya, A, Pisanuwongse, A, & Kasemassawachanont, A (2022). Deep Peroneal Nerve: From an Anatomical Basis to Clinical Implementation. Siriraj Medical Journal, 74(7), 448–462. https://doi.org/10.33192/ Smj.2022.54
7. Buckingham RA, Winson IG, Kelly AJ. 1997. An anatomical study of a new portal for ankle arthroscopy. J Bone Joint Surg Br 79: 650–652.
8. Scott T. Hollenbeck, Peter B. Arnold, Dennis P. Orgill. Handbook of Lower Extremity Reconstruction. Springer; 2020.
9. Dariush Nikkhah, Jeremy Rawlins, Georgios Pafitanis. Core Techniques in Flap Reconstructive Microsurgery: A Stepwise Guide. Springer; 2023.