VIỆT HÓA BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NỖI SỢ CORTICOSTEROID THOA

Huỳnh Hoàn Kim1, Nguyễn Thị Hồng Chuyên1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mối lo ngại khi sử dụng corticosteroid thoa (TCS) hay còn gọi là “chứng sợ TCS” là vấn đề rất phổ biến ở bệnh nhân da liễu và thường dẫn đến không tuân thủ điều trị. Trong các công cụ tầm soát có sẵn, bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa được giới thiệu trong nghiên cứu là một công cụ đơn giản, đầy đủ, có giá trị và tin cậy được khuyến cáo sử dụng. Mục tiêu: Chuyển ngữ bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa sang tiếng Việt phù hợp với văn hóa người Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quá trình chuyển ngữ bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa dựa trên các hướng dẫn quốc tế. Giai đoạn 1: dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Giai đoạn 2: tổng hợp bản dịch xuôi. Giai đoạn 3: dịch ngược trở lại tiếng Anh. Giai đoạn 4: nhóm chuyên gia đánh giá thống nhất bản dịch thử nghiệm. Giai đoạn 5: bản dịch thử nghiệm được kiểm tra trên 40 người chăm sóc trực tiếp trẻ viêm da cơ địa nhằm hoàn thiện bản dịch cuối cùng. Kết quả: Các khác biệt giữa 2 bản dịch xuôi được giải quyết ở giai đoạn tổng hợp. Bản dịch ngược khá tương đồng với bảng câu hỏi gốc và tất cả các khác biệt đều đồng nghĩa. Hội đồng thống nhất cho ra bản dịch thử nghiệm. Trong số 40 bệnh nhân tham gia kiểm tra với bản dịch thử nghiệm, 36 bệnh nhân (90%) hoàn thành và phản hồi bảng câu hỏi dễ hiểu, rõ ràng, không gây nhầm lẫn và 4 bệnh nhân (10%) có thắc mắc về từ ngữ ở câu 9 và câu 16. Kết luận: Quá trình chuyển ngữ bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ TCS được thực hiện theo quy trình khuyến cáo. Giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm đạt được kết quả tốt, nhận được phản hồi để hoàn thiện bản dịch. Bảng câu hỏi khảo sát nỗi sợ corticosteroid thoa Việt hóa được đánh giá dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Châu Văn T. Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị Viêm da cơ địa bằng kháng sinh cefuroxim. 2013.
2. Trần Thị Ngọc Anh, Trần Quang Khánh (2017). Chuyển ngữ bảng câu hỏi chuyên biệt khảo sát chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân Addison: AddiQol-30. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,21(2):65-72.
3. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB. Guidelines for the process of cross-cultural adaptation of self-report measures. Spine. Dec 15 2000;25(24): 3186-91. doi:10.1097/ 00007632-200012150-00014
4. Braun T, Grüneberg C, Thiel CJZfGuG. German translation, cross-cultural adaptation and diagnostic test accuracy of three frailty screening tools. 2018;51(3)
5. El Hachem M, Gesualdo F, Ricci G, et al. Topical corticosteroid phobia in parents of pediatric patients with atopic dermatitis: a multicentre survey. 2017;43:1-
6. Krejci-Manwaring J, Tusa MG, Carroll C, et al. Stealth monitoring of adherence to topical medication: adherence is very poor in children with atopic dermatitis. 2007;56(2):211-216.
7. Saenger ALF, Caldas CP, Raîche M, da Motta LBJAoG, Geriatrics. Identifying the loss of functional independence of older people residing in the community: Validation of the PRISMA-7 instrument in Brazil. 2018;74:62-67.
8. World Health Organization (2019). Process of Translation and Adaptation of instrument. URL: https://who.int/substance_abuse/research_tools/translation/en/