ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG KHÁT VÀ KHÔ MIỆNG Ở NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ LẠNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI

Cao Thị Hải Yến1,, Nguyễn Thị Tuyết Mai1, Thị Tuyết Nhung1
1 Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Khát và khô miệng là triệu chứng khó chịu thường gặp nhất ở những người bệnh sau phẫu thuật được gây mê toàn thân. So với các triệu chứng khác như chảy máu, đau… thì triệu chứng khát nước và khô miệng ít nhận được sự quan tâm của nhân viên y tế. Với sự thay đổi của mô hình chăm sóc, lấy người bệnh làm trung tâm được nhấn mạnh, việc xử trí cơn khát trong giai đoạn hậu phẫu là một sự can thiệp cần phải làm ngay của đội ngũ điều dưỡng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp điều dưỡng làm giảm tình trạng khát và khô miệng ở người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa bằng nước muối sinh lý lạnh tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Từ 4/2023 đến 8/2023, chúng tôi thực hiện khảo sát 60 người bệnh, được chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm, mỗi nhóm 30 người bệnh. Nhóm thử nghiệm thực hiện can thiệp giảm tình trạng khát và khô miệng sau mổ bằng nước muối sinh lý để lạnh so với nhóm chứng sử dụng nước thông thường. Kết quả: Tình trạng khát nước và khô miệng được cải thiện ở cả hai nhóm khi số lần can thiệp tăng lên. Sử dụng nước muối sinh lý lạnh ở nhóm thử nghiệm làm giảm tình trạng khát nước nhiều hơn so với sử dụng nước thông thường ở nhóm đối chứng (t =13,25, p< 0,001). Tình trạng khoang miệng cải thiện sau khi can thiệp nhưng không khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận: Nước muối sinh lý lạnh có hiệu quả đáng kể trong việc giảm khát và khô miệng cho người bệnh sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nascimento LA, Fonseca LF, Rosseto EG, Santos CB. Development of a safety protocol for management thirst in the immediate postoperative period. Rev Esc Enferm USP. Oct 2014;48(5):834-43. Elaboracao do protocol de seguranca para o manejo da sede no pos operaorio imediato. doi:10.1590/s0080-6234201400005000009
2. Cho EA, Kim KH, Park JY. Effects of frozen gauze with normal saline and ice on thirst and oral condition of laparoscopic cholecystectomy patients: pilot study. J Korean Acad Nurs. Oct 2010; 40(5): 714-23. doi:10.4040/jkan.2010 .40.5.714
3. Moon Y, Lee Y, Jeong I. A Comparison of Effect between Wet Gauze with Cold Normal Saline and Wet Gauze with Cold Water on Postoperative Thirst, Oral Cavity Condition, and Saliva pH*. Journal of Korean Academy of Fundamentals of Nursing. 11/30 2015;22: 398-405. doi:10.7739/ jkafn.2015.22.4.398
4. Marin C, Diaz-de-Valdes L, Conejeros C, Martinez R, Niklander S. Interventions for the treatment of xerostomia: A randomized controlled clinical trial. J Clin Exp Dent. Feb 2021;13(2): e104-e111. doi:10.4317/jced.57924
5. Alhajj M, Babos M. Physiology, Salivation. StatPearls. 2024.
6. Huppe M, Kemter A, Schmidtke C, Klotz KF. Postoperative complaints: gender differences in expectations, prevalence and appraisal. Anaesthesist. Jul 2013;62(7):528-36. Postoperative Beschwerden: Geschlechtsunter-schiede in Erwartung, Auftreten und Bewertung. doi:10.1007/s00101-013-2182-x
7. Wang X, Liu C, Zhou Y, Huang L. The Effect of Nursing Intervention of Postoperative Thirst in Patients after Laparoscopic Cholecystectomy. American Journal of Nursing Science. 2018;7(3): 106-108. doi:10.11648/j.ajns.20180703.14
8. Ozden D, Turk G, Duger C, Kocaçal E, Tok F, Gülsoy Z. Effects of oral care solutions on mucous membrane integrity and bacterial colonization. Nursing in critical care. 12/17 2013;19doi:10.1111/nicc.12057