ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU PHẪU THUẬT THÔNG LỆ ĐẠO BẰNG ỐNG MASTERKA VÀ NUNCHAKU TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC LỆ ĐẠO BẨM SINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của hai loại ống đặt mới là Masterka và Nunchaku trong điều trị tắc ống lệ mũi bẩm sinh (TOLMBS) tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 20 bệnh nhi tại Bệnh viện Mắt TPHCM, trong đó 12 bệnh nhi được điều trị bằng ống Masterka và 8 bệnh nhi được điều trị bằng ống Nunchaku. Các bệnh nhi được theo dõi và đánh giá tại các thời điểm 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, và 9 tháng sau phẫu thuật. Kết quả: Tỷ lệ thành công sau phẫu thuật đạt 100% ở cả hai nhóm, không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận. Thời gian phẫu thuật trung bình là 4 phút đối với ống Masterka và 9 phút đối với ống Nunchaku. Tất cả các phụ huynh đều hài lòng với kết quả phẫu thuật, và không có trường hợp nào tái phát sau 6 tháng theo dõi. Kết luận: Cả hai phương pháp sử dụng ống Masterka và Nunchaku đều cho thấy hiệu quả cao và an toàn trong điều trị TOLMBS, với tỷ lệ thành công tuyệt đối và không có biến chứng đáng kể. Những kết quả này gợi ý rằng các phương pháp này có thể được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc ống lệ mũi bẩm sinh; Thông lệ đạo; Masterka; Nunchaku
Tài liệu tham khảo
2. Hung CH, Chen YC, Lin SL, Chen WL. Nasolacrimal Duct Probing under Topical Anesthesia for Congenital Nasolacrimal Duct Obstruction in Taiwan. Pediatr Neonatol. Dec 2015;56(6): 402-7. doi:10.1016/j.pedneo. 2015.04.001
3. Petris C, Liu D. Probing for congenital nasolacrimal duct obstruction. Cochrane Database Syst Rev. Jul 12 2017;7(7):CD011109. doi:10.1002/14651858.CD011109.pub2
4. Robb RM. Probing and irrigation for congenital nasolacrimal duct obstruction. Arch Ophthalmol. Mar 1986;104(3): 378-9. doi:10.1001/archopht. 1986.01050150078031
5. Lee H, Ahn J, Lee JM, Park M, Baek S. Clinical effectiveness of monocanalicular and bicanalicular silicone intubation for congenital nasolacrimal duct obstruction. J Craniofac Surg. Jul 2012; 23(4): 1010-4. doi:10.1097/SCS. 0b013e31824dfc8a
6. Vernat-Tabarly O, Delmas J, Robert PY. [Congenital nasolacrymal duct obstruction: pulled monocanalicular intubation (Monoka) versus pushed monocanalicular intubation (Masterka)]. J Fr Ophtalmol. Jun 2020;43(6):461-466. Impermeabilite lacrymonasale simple de l'enfant: comparaison entre une intubation monocanaliculaire << tiree >> type Monoka versus intubation monocanaliculaire << poussee >> type Masterka. doi:10.1016/j.jfo.2019.10.016
7. Khatib L, Nazemzadeh M, Revere K, Katowitz WR, Katowitz JA. Use of the Masterka for complex nasolacrimal duct obstruction in children. J AAPOS. Oct 2017;21(5): 380-383. doi:10.1016/j.jaapos.2017.05.033
8. Chi YC, Lai CC. Endoscopic dacryocystorhinostomy with short-term, pushed-type bicanalicular intubation vs. pulled-type monocanalicular intubation for primary acquired nasolacrimal duct obstruction. Front Med (Lausanne). 2022;9: 946083. doi:10.3389/fmed. 2022.946083
9. Mimura M, Ueki M, Oku H, Sato B, Ikeda T. Indications for and effects of Nunchaku-style silicone tube intubation for primary acquired lacrimal drainage obstruction. Jpn J Ophthalmol. Jul 2015;59(4):266-72. doi:10.1007/s10384-015-0381-5
10. Zimmermann JA, Storp JJ, Merte RL, Lahme L, Eter N. Retrospective Analysis of Bicanalicular Lacrimal Silicone Tube Intubation in Patients with Congenital Nasolacrimal Duct Obstruction: A Long-term Follow-up Study. Klin Monbl Augenheilkd. Apr 26 2024;Retrospektive Analyse der bikanalikularen Tranenwegsintubation bei angeborener Tranenwegsstenose: eine Langzeitstudie. doi:10.1055/a-2237-1139.