NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG BỆNH VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân vảy nến. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu được tiến hành trên 90 bệnh nhân vảy nến điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2020. Kết quả: Tỉ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến là 60%, trong đó rối loạn chiếm tỉ lệ cao nhất là tăng Triglycerid (33,3%), kế đến là giảm HDL chiếm 30%, tăng Cholesterol toàn phần (20%) và sau cùng là tăng LDL-c (12,2%). Chưa tìm được các yếu tố liên quan làm thay đổi nồng độ lipid máu của bệnh nhân vảy nến mang ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỉ lệ rối loạn lipid máu trên bệnh nhân vảy nến cao nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân phía sau.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn lipid máu, vảy nến
Tài liệu tham khảo
2. Lê Minh Phúc Nguyễn Tất Thắng (2012), "Nồng độ lipid máu trên bệnh nhân vảy nến tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 16(1), 260-268.
3. Lê Ngọc Diệp Trương Thị Mộng Thường (2012), "Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến đến điều trị tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM từ 01/9/2010 đến 30/4/2011", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16(phụ bản số 1), tr 284-292.
4. Trương Lê Anh Tuấn và Lê Ngọc Diệp (2012), "Mối liên quan giữa bệnh vảy nến và hội chứng chuyển hóa", 268-274.
5. Daudén E, Castañeda S & Suárez C et al (2013), "Clinical practice guideline for an integrated approach to comorbidity in patients with psoriasis", J Eur Acad Dermatol Venereol, 27, 1387-1404.
6. Evaluation Expert Panel on Detection, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) (2002), "Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report", Circulation, 106(3143-3421
7. Garshick MK & Kimball AB (2015), " Psoriasis and the life cycle of persistent life effects", Dermatol Clin; 3, 25-39.
8. Grozdev I, Korman N & Tsankov N (2014), "Psoriasis as a systemic disease", Clinics in Dermatology, 32, 343-350.