ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN CHỐC TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Nguyễn Anh Thư Trần 1,, Văn Bá Huỳnh 1, Thị Thùy Trang Nguyễn1, Thị Kim Ngân Lạc 1, Thanh Thảo Phạm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn nhiễm trên bệnh nhân chốc đến khám tại bệnh viện Da Liễu TP. Cần Thơ từ 06/2020 – 12/2020. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên mẫu là 55 bệnh nhân, được lấy bệnh phẩm sang thương trên da, nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Kết quả: 35 trường hợp bệnh nhân bị chốc có kết quả cấy vi khuẩn dương tính (63,6%). Trong số này, chốc không bóng nước là 61,8%, chốc bóng nước là 25,5% và chốc loét là 12,7%. Đa số vi khuẩn phân lập được là S.aureus (93,8%). Tỉ lệ S.aureus kháng với penicillin và erythromycin là 100%, kháng với amoxicillin/acid clavulanic là 93,5%, còn nhạy với cefuroxime, oxacillin, tetracyclin, ciprofloxacin, levofloxacin, linezolid và vancomycin, có 2 trường hợp kháng với vancomycin thuộc thể chốc loét. Tỉ lệ chủng tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) được phát hiện trong nghiên cứu là 87,1%. Và cả 3 ca cấy ra S.pyogenes (chiếm 8,6%) vẫn còn nhạy với penicillin. Kết luận: Chốc không bóng nước là thể bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng. Tác nhân gây bệnh chủ yếu làS.aureus, gần như kháng toàn bộ với penicillin, erythromycin, và vẫn còn nhạy cao với oxacillin, cefuroxime và vancomycin. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Thị Liên (2016), "Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị bệnh chốc bằng cefixim kết hợp với fucidin", Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội,
2. Đỗ Thị Thúy Nga (2011), "Tiêu chuẩn đọc kết quả kháng sinh đồ và MIC", Qui trình thao tác chuẩn về thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh (21),
3. Trần Nguyên Ánh Tú (2016), "Tình trạng kháng thuốc in vitro của Staphyloccocus aureus và Streptococcus pyogennes gây bệnh chốc ở trẻ em đến khám tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(2), tr.63-69.
4. Cole C. & Gazewood J. (2007), "Diagnosis and treatment of impetigo ", Am Fam Physician 75(6), pp.859-864.
5. James G.H. Dinulos (2020), "Impetigo", Habif's Clinical Dermatology: A Color Guide in Diagnosis and Therapy, Elsevier, pp. 331-340.
6. Vohra H Kumar R, Chakraborty A, et al (2009), "Epidemiology of group A streptococcal pharyngitis &impetigo: a cross-sectional & follow up study in a ruralcommunity of northern India", The Indian journal of medicalresearch,130(6), pp. 765-771.
7. Kong F Liu Y, Zhang X, et al (2009), "Antimicrobial susceptibility of Staphylococcus aureus isolated from children with impetigo in China from 2003 to 2007 shows communityassociated methicillin-resistant Staphylococcus aureus to be uncommon and heterogeneous", The British journal of dermatology,161(6), pp. 1347-1350.
8. Heilmann KP Richter SS, Beekmann SS (2015), "Macrolide-resistant Streptococcus pyogenes in the UnitedStates, 2012-2013", Clinical Infection Diseases,41(1), pp. 599 - 608.