PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO QUAN ĐIỂM NGƯỜI CHI TRẢ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11

Thái Bình Dương 1, Thị Ngọc Đặng 2, Thị Xuân Liễu Nguyễn3, Thị Thu Hoàn Trương 2, Thị Thu Thuỷ Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chi Minh
2 Bệnh viện Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) hiện nay đang trở thành một trong những vấn đề bệnh lý nghiêm trọng gây ra bệnh tật và tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trên thế giới đã có những nghiên cứu nhằm phân tích chi phí trong điều trị COPD và đây cũng là 1 trong những bước quan trọng nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về gánh nặng kinh tế của bệnh tại Việt Nam. Mục tiêu: Phân tích chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo quan điểm người chi trả tại bệnh viện Quận 11. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu thu thập từ hồi cứu hồ sơ bệnh án và phỏng vấn toàn bộ người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến khám và điều trị tại Bệnh viện Quận 11 trong thời gian từ tháng 2 đến hết tháng 5 năm 2021 thỏa tiêu chí lựa chọn và loại trừ. Nghiên cứu được thực hiện theo quan điểm người chi trả bao gồm cơ quan chi trả BHYT và người bệnh vì vậy các chi phí trực tiếp (y tế, ngoài y tế) và gián tiếp được đánh giá.  Kết quả: Chi phí mỗi tháng điều trị tăng dần theo mức độ nặng của bệnh với giá trị lần lượt là 78.478,22; 214.303,02; 267.937,06; 713.248,11 đồng cho các giai đoạn từ GOLD A đến GOLD D. Như vậy chi phí điều trị giai đoạn GOLD D gấp 9,09 lần giai đoạn GOLD A. Về cấu trúc, chi phí trực tiếp y tế chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 4 giai đoạn bệnh, tiếp theo là chi phí gián tiếp và thấp nhất là chi phí trực tiếp ngoài y tế. Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận tổng chi phí 1 tháng điều trị của người bệnh COPD tăng dần theo mức độ nặng của bệnh và chi phí trực tiếp y tế chiếm tỷ lệ cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2015), "Chronic respiratory diseases, burden of chronic obstructive pulmonary disease", http://wwwwhoint/ respiratory/copd/burden/en/. Ngày truy cập: 20/10/2020.
2. Pauwels R. et al. (2004), "COPD exacerbations: the importance of a standard definition", Respiratory medicine. 98 (2), pp. 99-107.
3. GOLD (2011) From the global strategy for the diagnosis, management and prevention of COPD. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Available from: http://www.goldcopd.org. Ngày truy cập: 20/05/2021.
4. Mannino D. M. (2003), "Chronic obstructive pulmonary disease: definition and epidemiology", Respiratory care. 48 (12), pp. 1185-1193.
5. Hilleman D. E. et al. (2000), "Pharmacoeconomic evaluation of COPD", Chest. 118 (5), pp. 1278-1285.
6. Kwon N. et al. (2013), "Validity of the COPD assessment test translated into local languages for Asian patients", Chest. 143 (3), pp. 703-710.
7. Nguyen H. T. et al. (2019), "Nutritional status, dietary intake, and health-related quality of life in outpatients with COPD", International journal of chronic obstructive pulmonary disease. 14, pp. 215.
8. Ngo C. Q. et al. (2019), "Inhaler technique and adherence to inhaled medications among patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease in Vietnam", International journal of environmental research and public health. 16 (2), pp. 185.
9. Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020, Tổng cục Thống kê.