PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DÙNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI KHOA ICU BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI - 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là nguyên nhân phổ biến gây tử vong trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ở các khoa Hồi Sức Cấp Cứu (ICU) trên toàn thế giới. Điều trị kháng sinh (KS) kịp thời là nền tảng của nhiễm trùng ICU. Mục tiêu: Khảo sát phác đồ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị NKH tại khoa ICU bệnh viện Đồng Nai – 2. Đối tượng và phương pháp: Hồ sơ bệnh án (HSBA) của bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NKH hoặc sốc nhiễm khuẩn (SNK) được điều trị tại khoa ICU Bệnh viện Đồng Nai - 2 có chỉ định sử dụng KS từ 01/01/2022 đến 28/02/2023. Kết quả: 106 BN được chẩn đoán NKH hoặc SNK đưa vào nghiên cứu, BN có độ tuổi trung bình là 72, nam giới: 56,6%. Đường vào thường gặp nhất là nhiễm khuẩn hô hấp. Tăng huyết áp là bệnh nền chiếm đa số. Đa số BN được chỉ định kê đơn phác đồ kinh nghiệm dựa trên piperacillin-tazobactam hoặc C3G/C4G hoặc carbapenem để điều trị NKH hoặc SNK với tỷ lệ lần lượt là 41,5%, 22,6% và 25,5%. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ (KSĐ), tỷ lệ phối hợp dựa trên carbapenem tăng gấp đôi (55,4%). Tỷ lệ phối hợp dựa trên colistin cũng tăng lên khá nhiều (25%). Sự tuân thủ điều trị theo khuyến cáo của Sanford Guide (2018) và Hội Hồi sức chống độc (HSCĐ) (2020) của nhóm KS theo kinh nghiệm là 32,1% và 56,6% và nhóm KS theo kết quả KSĐ là 46,4% và 50,9%. Sự tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của Sanford Guide và số lượng bệnh kèm BN mắc có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị. Kết luận: Cần sử dụng thận trọng các KS để tránh đề kháng. Lựa chọn KS cần tuân thủ hướng dẫn điều trị và phù hợp với KSĐ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kháng sinh, nhiễm khuẩn huyết, yếu tố liên quan, ICU
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Đình Phú (2013), "Khảo sát nhiễm trùng bệnh viện và sử dụng kháng sinh tại khoa Hồi sức tích cực ở Việt Nam", Hội nghị kháng kháng sinh châu Á tại Tokyo, Nhật Bản.
3. Phạm Thị Ngọc Thảo, (2013), “nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 17 (2)
4. Kumar A, Ellis P,et al, (2009), “Cooperative Antimicrobial Therapy of Septic ShockDatabase Research Group. Initiation of inappropriate antimicrobial therapy results in a fivefold reduction of survival in human septic shock”, Chest, 136(5), pp. 1237-1248.
5. The Sanford Guide To Antimicrobial Therapy 2015. 43rd Edition.
6. Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam (2020), Hướng dẫn chung sử dụng kháng sinh, pp. 6-7.
7. Hoài Nam, V.., Vũ Hùng, H.., Văn Nam, L., & Thế Anh, N.. (2022). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do staphylococcus aureus ở người bệnh cao tuổi. Tạp Chí Y học Việt Nam, 518(2). https://doi.org/10. 51298/vmj.v518i2.3445.
8. Nguyễn Thị Thanh Hiền và Nguyễn Như Hồ (2021) Khảo sát việc sử dụng KS trong điều trị nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus tại các khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 25(4), tr. 123-129.
9. Nguyễn Văn Việt (2021), khảo sát tình hình điều trị nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai.
10. Trần Thanh Minh, Lê Bảo Huy, et al. (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN NKH tại bệnh viện thống nhất tp. hồ chí minh, tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 23 (3), pp 249 – 258.