ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH NỘI SOI THỰC QUẢN – DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Lan1,, Lê Quốc Tuấn2, Lê Thị Thu Hiền1
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Trung tâm y tế huyện Thanh Ba

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh nội soi thực quản – dạ dày ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 129 bệnh nhân xơ gan điều trị tại khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 1/08/2023 đến 1/06/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,24 ± 9,415; tỷ lệ nam/nữ là 42/1. Về đặc điểm hình ảnh nội soi thực quản - dạ dày: giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) 89,15%, chủ yếu là giãn độ III (41,1%); giãn tĩnh mạch dạ dày 34,88%, giãn tĩnh mạch thực quản dạ dày vị trí phình vị (GOV2) gặp nhiều hơn cả với 21,7%, không có trường hợp nào giãn tĩnh mạch dạ dày đơn độc (IGV); vết trợt dạ dày 39,53%; tỷ lệ bệnh dạ dày tăng áp cửa (BDDTAC) là 41,09% với mức độ nhẹ 22,48% và mức độ nặng 18,60%, chủ yếu ở thân vị (60,0%) và phình vị (22,7%). Có mối liên quan giữa mức độ BDDTAC với mức độ xơ gan theo thang điểm Child – Pugh (p = 0,039). Kết luận: giãn tĩnh mạch thực quản là hình ảnh được quan sát thấy nhiều nhất trên các bệnh nhân xơ gan. Bên cạnh đó các tình trạng khác do tăng áp lực tĩnh mạch cửa như giãn tĩnh mạch dạ dày, BDDTAC hay các tổn thương khác tại thực quản – dạ dày cũng xuất hiện với tỉ lệ không thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hương Giang. (2015). Nghiên cứu sự thay đổi niêm mạc dạ dày theo phân loại BAVENO ở bệnh nhân xơ gan. Luận văn Thạc sĩ - Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Trần Ngọc Lưu Phương, Nguyễn Thị Cẩm Tú. (2010). Khảo sát đặc điểm nội soi dạ dày - thực quản trên bệnh nhân xơ gan. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh 14(2), 95-101.
3. Trần Phạm Chí. (2014). Nghiên cứu hiệu quả thắt giãn tĩnh mạch thực quản kết hợp propranolon trong dự phòng xuất huyết tái phát và tác động lên bệnh dạ dày tăng áp cửa do xơ gan. Luận án Tiến sĩ - Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
4. Nishino K., Kawanaka M., Manabe N., et al. (2022). Portal Hypertensive Gastropathy in Liver Cirrhosis: Prevalence, Natural History, and Risk Factors. Intern Med, 61(5), 605–613.
5. Sarin S. K., Sreenivas D. V., Lahoti, D., et al.(1992). Factors influencing development of portal hypertensive gastropathy in patients with portal hypertension. Gastroenterology. 102(3), 994–999.
6. Simbrunner B., Beer A., Woran K., et al. (2020). Portal hypertensive gastropathy is associated with iron deficiency anemia. Wien Klin Wochenschr, 132(1), 1-11.
7. WHO. (2018), Liver cirrhosis (15+), age-standardized death rates by country, accessed, from https://apps.who.int/gho/data/node. gisah.A1092?lang=en&showonly=GISAH.
8. Wu R., Liu K., Shi, C., et al. (2022). Risk factors for portal hypertensive gastropathy. BMC Gastroenterol, 22(1), 436.
9. Iwao T., Toyonaga A., Ikegami M., et al. (1993). Reduced gastric mucosal blood flow in patients with portal-hypertensive gastropathy. Hepatology, 18(1), 36-40.