SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NHẬP VIỆN TRONG 6 THÁNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 CÓ TUỔI 60–74 VÀ ≥75

Nguyễn Thanh Huân1,, Võ Lê Quỳnh Như1, Trần Gia Bảo1
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường týp 2 là một bệnh nội tiết thường gặp ở người cao tuổi. Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ của các biến cố bất lợi ở bệnh nhân cao tuổi có đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên, các dữ liệu còn hạn chế về tác động của tuổi lên biến cố bất lợi ở nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu: So sánh sánh đặc điểm lâm sàng và nhập viện do mọi nguyên nhân trong 6 tháng theo dõi ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tuổi 60–74 và ≥75. Phương pháp nghiên cứu: Từ 11/2023 đến 02/2024, tại phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu thu nhập các bệnh nhân cao tuổi có đái tháo đường týp 2 và được theo dõi trong 6 tháng. Các yếu tố liên quan đến nhập viện được xác định dựa vào hồi quy logistics. Kết quả: Trong 595 bệnh nhân ≥60 tuổi được đưa vào nghiên cứu, có 435 bệnh nhân 60–74 tuổi (73,1%) và 160 bệnh nhân ≥75 tuổi (26,9%). So với nhóm 60–74 tuổi, nhóm ≥75 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cao hơn có ý nghĩa thống kê. Trong 6 tháng theo dõi, có 85 bệnh nhân nhập viện (14,3%). Phân tích hồi quy đa biến ghi nhận tuổi ≥75 là yếu tố liên quan đến nhập viện do mọi nguyên nhân (OR 2,47; Khoảng tin cậy 95% 1,53–3,99; P <0,001). Kết luận: Ở các bệnh nhân cao tuổi có đái tháo đường týp 2, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 26,9% bệnh nhân ≥75 tuổi. Bệnh nhân ≥75 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cao hơn so với nhóm 60–74 tuổi. Tuổi ≥75 tuổi là một yếu tố liên quan tăng khả năng nhập viện ở bệnh nhân cao tuổi có đái tháo đường týp 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

ElSayed NA, Aleppo G, Bannuru RR, et al. Older Adults: Standards of Care in Diabetes-2024. Diabetes Care. 2024;47(Supplement_1):S244-S257. doi:10.2337/dc24-S013
2. Sinclair A, Dunning T, Rodriguez-Mañas L. Diabetes in older people: new insights and remaining challenges. Lancet Diabetes Endocrinol. 2015;3(4): 275-285. doi: 10.1016/S2213-8587(14)70176-7
3. Khalaf FR, Fahmy HM, Ibrahim AK, et al. Does a diabetic retinopathy educational program raise awareness among elderly diabetic patients? Diabetes Metab Syndr Obes. 2019;Volume 12:1867-1875. doi:10.2147/DMSO.S208072
4. Đậu Đức Bảo, Hồ Thị Kim Thanh, Trần Khánh Toàn. Tăng huyết áp và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở người cao tuổi tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;522(2). doi:10.51298/vmj.v522i2.4367
5. Phan Thanh Thuỷ, Trần Khánh Toàn. Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022; 519(1). doi:10.51298/ vmj.v519i1.3553
6. Lin W, Chen C, Guan H, Du X, Li J. Hospitalization of elderly diabetic patients: characteristics, reasons for admission, and gender differences. BMC Geriatr. 2016;16:160. doi:10. 1186/s12877-016-0333-z
7. Comino EJ, Harris MF, Islam MF, et al. Impact of diabetes on hospital admission and length of stay among a general population aged 45 year or more: a record linkage study. BMC Health Serv Res. 2015;15(1):12. doi:10.1186/ s12913-014-0666-2
8. Vonna A, Salahudeen MS, Peterson GM. Medication-Related Hospital Admissions and Emergency Department Visits in Older People with Diabetes: A Systematic Review. J Clin Med. 2024;13(2):530. doi:10.3390/jcm13020530