ĐẶC ĐIỂM VÀ MỨC ĐỘ BÉO PHÌ CỦA TRẺ BÉO PHÌ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

Nguyễn Ngọc Khánh1,, Nguyễn Thị Trâm Anh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tỷ lệ béo phì (BP) ngày càng gia tăng ở cả các nước đang phát triển và phát triển và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Ước tính gần một nửa dân số trưởng thành trên thế giới sẽ bị thừa cân (TC) hoặc béo phì (BP) vào năm 2030. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm và mức độ béo phì của trẻ béo phì tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 437 trẻ độ tuổi từ 5 – 18 đủ tiêu chuẩn béo phì của tổ chức y tế thế giới năm 2023 tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Phân bố mức độ béo phì: 64,45% từ +2SD đến +3SD; 34,55% > +3SD. Phân bố chiều cao của trẻ béo phì: 89,93 % ở giới hạn bình thường -2SD đến 2SD; 9,15% > +2SD; chỉ có 0,92% từ - 3SD đến – 2SD. Phân bố theo giới: 64,3% ở trẻ trai; 35,7% ở trẻ gái. Mức độ béo phì theo giới: ở trẻ trai: 3,19 ± 1,24, ở trẻ gái: 2,78 ± 0,66. Không thấy sự khác biệt của mức cân nặng lúc sinh với tỷ lệ béo phì. Kết luận: Số lượng trẻ khám béo phì ngày càng tăng, nguy cơ của các rối loạn chuyển hoá cao. Mức độ béo phì ở trẻ em chủ yếu mức độ I (2SD – 3SD). Cần thiết có giáo dục học đường về các nguy cơ của béo phì và chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ em và trẻ vị thành niên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Di Cesare M, Soríc M, Bovet P et al (2019). The epidemiological burden of obesity in childhood: a worldwide epidemic requiring urgent action. BMC Med, 17, 1-20.
2. Kelly T, Yang W, Chen C-S, et al (2008). Global burden of obesity in 2005 and projections to 2030. Int J Obes (Lond), 32(9), 1431-1437.
3. Abarca-Gómez L, Abdeen Z.A, Hamid Z.A, et al (2017). Worldwide trends in body-mass index, underweight, overweight, and obesity from 1975 to 2016: a pooled analysis of 2416 population-based measurement studies in 128• 9 million children, adolescents, and adults. Lancet, 390(10113), 2627-2642.
4. Must A (1996). Morbidity and mortality associated with elevated body weight in children and adolescents. Am J Clin Nutri, 63(3), S445-S447.
5. Weiss R, Dziura J, Burgert T.S, et al (2004). Obesity and the metabolic syndrome in children and adolescents. N Eng J Med, 350(23), 2362-2374.
6. Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phan Nguyễn Thanh Bình cộng sự (2016). Cảnh báo thừa cân béo phì và tăng huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 12(4),17-24.
7. Nguyễn Lân, Phí Ngọc Quỳnh, Đỗ Thị Hải Yến và cộng sự (2022). Đặc điểm nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng của học sinh một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 18(3+ 4), 88-96.
8. Nguyễn Văn Nguyên (2022). Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ Y học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
9. Bosy-Westphal A, Plachta-Danielzik S, Dorhofer R.P et al (2009). Short stature and obesity: positive association in adults but inverse association in children and adolescents. Br J Nutr, 102(3), 453-461.
10. Nguyễn Minh Thu và Phạm Thị Hải (2014). Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì của học sinh từ 6 – 10 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khoẻ, 167 – 180.