TỔNG QUAN VAI TRÒ CỦA NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG GIẤC NGỦ ĐỂ CHẨN ĐOÁN NGỪNG THỞ KHI NGỦ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm các nghiên cứu sử dụng nội soi ống mềm trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ; 2. Mô tả tổng hợp vai trò của nội soi ống mềm trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ. Đối tượng và phương pháp: Tổng quan luận điểm về vai trò của nội soi ống mềm trong giấc ngủ để chẩn đoán ngừng thở khi ngủ. Một tìm kiếm toàn diện từ 3 cơ sở dữ liệu bao gồm Pubmed, Cochrane, Sciencedirect được tiến hành. Chúng tôi tổng hợp được 615 tài liệu liên quan, sau đó các tài liệu được rà soát tiêu đề và tóm tắt đã loại trừ 585 tài liệu trùng lặp còn lại 30 tài liệu được đưa vào phân tích toàn văn. Sau khi phân tích các bài toàn văn 13 tài liệu được đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Có 3011 bệnh nhân trong 13 nghiên cứu được đưa vào phân tích, trong đó có với 6 nghiên cứu thuần tập (có 2 tiến cứu, 4 hồi cứu); 6 nghiên cứu mô tả (4 cắt ngang, 2 mô tả chùm ca bệnh); 1 nghiên cứu bệnh chứng. Có 3 nghiên cứu tại châu Á, 5 nghiên cứu châu Âu, 5 nghiên cứu châu Mỹ. Các nghiên cứu tập sử dụng nội soi ống mềm khi ngủ trong bệnh cảnh bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở các mức độ (nhẹ, trung bình và nặng). Độ tuổi trung bình thường gặp từ 40-60 tuổi (dao động từ 38,9 ± 9,26 đến 60,4 ± 11,0). Đa số bệnh nhân bị thừa cân BMI>25 hoặc béo phì loại I ở tất cả các nghiên cứu (dao động từ 25,3 ± 7,5 đến 30,5 ± 7,9). AHI trung bình (biến cố/giờ) từ mức trung bình đến nặng (18,5 ± 12,6 đến 43,4 ± 26,6). Nội soi ống mềm vai trò xác định có sự sụp đổ các mức độ (đa tầng chủ yếu) và vị trí giải phẫu thường gây tắc nghẽn (vòm miệng vị trí thường gặp nhất chiếm 62,7%, thấp nhất ở vị trí nắp thanh quản chiếm 7,3%) trong chẩn đoán ngưng thở khi ngủ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi ống mềm khi ngủ do thuốc, ngưng thở khi ngủ, mức độ tắc nghẽn.
Tài liệu tham khảo
2. Blumen M, Bequignon E, Chabolle F. Drug-induced sleep endoscopy: A new gold standard for evaluating OSAS? Part I: Technique. European Annals of Otorhinolaryngology, Head and Neck Diseases. 2017/4// 134(2):101-107.
3. Wilcox LJ, Bergeron M, Reghunathan S, Ishman SL. An updated review of pediatric drug-induced sleep endoscopy. Laryngoscope Investig Otolaryngol. Dec 2017;2(6):423-431.
4. Sharma SK, Kumpawat S, Banga A, Goel A. Prevalence and risk factors of obstructive sleep apnea syndrome in a population of Delhi, India. Chest. Jul 2006;130(1):149-56.
5. Peppard PE, Young T, Palta M, Dempsey J, Skatrud J. Longitudinal study of moderate weight change and sleep-disordered breathing. Jama. Dec 20 2000;284(23):3015-21.
6. Destors M, Tamisier R, Galerneau LM, Lévy P, Pepin JL. [Pathophysiology of obstructive sleep apnea syndrome and its cardiometabolic consequences]. Presse Med. Apr 2017;46(4):395-403. Physiopathologie du syndrome d’apnées-hypopnées obstructives du sommeil et de ses conséquences cardio-métaboliques.
7. Asghari A, Mohammadi F. Is Apnea-Hypopnea Index a proper measure for Obstructive Sleep Apnea severity? Med J Islam Repub Iran. Aug 2013;27(3):161-2.
8. Huang Z, Bosschieter PFN, Aarab G, et al. Predicting upper airway collapse sites found in drug-induced sleep endoscopy from clinical data and snoring sounds in patients with obstructive sleep apnea: a prospective clinical study. J Clin Sleep Med. Sep 1 2022;18(9):2119-2131.
9. Cahali MB. Lateral pharyngoplasty: A new treatment for obstructive sleep apnea hy popnea syndrome. The Laryngoscope. 2003/11// 113(11):1961-1968.