ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH TRONG LÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH MẠC TREO TRÀNG TRÊN ĐƠN ĐỘC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân lóc tách động mạch mạc treo tràng trên đơn độc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: phân tích hồi cứu 50 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính và được chẩn đoán lóc tách động mạch mạc treo tràng trên đơn độc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2020 - 06/2024. Kết quả: Tuổi trung bình 61,8 ± 8,5, tỉ lệ nam nữ 9/1, 62% bệnh nhân có triệu chứng, triệu chứng chủ yếu là đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn. 40% xét nghiệm có tăng bạch cầu. 52% có tăng đường kính đoạn động mạch bị lóc tách, 38% có thâm nhiễm xung quanh đoạn động mạch lóc tách, góc động mạch chủ - mạc treo trung bình 72,8°±22,9, khoảng cách trung bình từ gốc đến điểm vào lóc tách là 20,3±12,5mm, chiều dài đoạn lóc tách trung bình 76,94±41,0 mm, phân loại theo Sakamoto type I chiếm 20%, type II chiếm 24%, type III chiếm 28%, type IV chiếm 28%, có 2% trường hợp có biến chứng thiếu máu ruột. Các bệnh nhân có triệu chứng có tỷ lệ thâm nhiễm xung quanh đoạn động mạch bị lóc tách cao hơn (p= 0,002), xu hướng bóc tách dài hơn (p= 0,000) và hẹp lòng thật nghiêm trọng hơn (p= 0,006) so với bệnh nhân không có triệu chứng. Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ của từng loại giữa bệnh nhân có triệu chứng và không có triệu chứng (p=0,021). Kết luận: lóc tách động mạch mạc treo tràng trên đơn độc có đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm không đặc hiệu, cắt lớp vi tính là phương tiện tốt nhất giúp chẩn đoán xác định và phát hiện biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
lóc tách động mạch, lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính, động mạch mạc treo tràng trên
Tài liệu tham khảo
2. Jia Z, Tu J, Jiang G. The Classification and Management Strategy of Spontaneous Isolated Superior Mesenteric Artery Dissection. Korean Circulation Journal. 2017; 47(4):425-431. doi:10. 4070/kcj.2016.0237
3. Lei Y, Liu J, Lin Y, et al. Clinical characteristics and misdiagnosis of spontaneous isolated superior mesenteric artery dissection. BMC Cardiovasc Disord. 2022;22(1):239. doi:10.1186/s12872-022-02676-9
4. Ullah W, Mukhtar M, Abdullah HM, et al. Diagnosis and Management of Isolated Superior Mesenteric Artery Dissection: A Systematic Review and Meta-Analysis. Korean Circ J. 2019;49(5):400-418. doi:10.4070/kcj.2018.0429
5. Dou L, Tang H, Zheng P, Wang C, Li D, Yang J. Isolated superior mesenteric artery dissection: CTA features and clinical relevance. Abdom Radiol (NY). 2020;45(9): 2879-2885. doi:10.1007/ s00261-019-02171-4
6. Luan JY, Li X, Li TR, Zhai GJ, Han JT. Vasodilator and endovascular therapy for isolated superior mesenteric artery dissection. J Vasc Surg. 2013;57(6): 1612-1620. doi:10.1016/ j.jvs.2012.11.121
7. Lei Y li, Song W xing, Lin Y, et al. The ratio of superior mesenteric artery diameter to superior mesenteric vein diameter based on non-enhanced computed tomography in the early diagnosis of spontaneous isolated superior mesenteric artery dissection. World J Emerg Med. 2022;13(3):202-207. doi:10.5847/wjem.j.1920-8642.2022.045
8. Sakamoto I, Ogawa Y, Sueyoshi E, Fukui K, Murakami T, Uetani M. Imaging appearances and management of isolated spontaneous dissection of the superior mesenteric artery. European Journal of Radiology. 2007;64(1):103-110. doi:10.1016/j.ejrad.2007.05.027.
9. Yoo J, Lee JB, Park HJ, et al. Classification of spontaneous isolated superior mesenteric artery dissection: correlation with multi-detector CT features and clinical presentation. Abdom Radiol (NY). 2018;43(11): 3157-3165. doi:10.1007/ s00261-018-1556-6.