KẾT QUẢ XỬ TRÍ Ở THAI PHỤ ĐỦ THÁNG CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG

Đào Thuý Anh1, Nguyễn Thị Diễm Thuý2,, Lý Phạm Vân Linh1, Hoàng Phạm Quỳnh Như1
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Khảo sát tình trạng sau sinh của trẻ đủ tháng với mẹ từng có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang. (2) Khảo sát thời gian nằm viện trung bình của mẹ và bé với từng phương pháp mổ lấy thai hay sinh thường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 thai phụ có vết mổ lấy thai cũ điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Kết quả: Có 2 trường hợp trẻ nhập hồi sức sơ sinh sau mổ cấp cứu. Tất cả các trường hợp sinh thường trẻ đều không nhập HSSS, đều có Apgar ≥ 7 điểm từ phút thứ nhất. Thời gian nằm viện trung bình của thai phụ có vết mổ lấy thai cũ là (6,16 ± 0,8 ngày). Sinh đường âm đạo có thời gian ngắn nhất (5 ± 1,4 ngày), tiếp theo đến nhóm mổ cấp cứu (6,05 ± 0,75 ngày) và nhóm mổ chủ động (6,34 ± 0,71 ngày). Phương pháp sinh có liên quan đến số ngày nằm viện (p=002, KTC 95%). Kết luận: Thời gian nằm viện trung bình của thai phụ có vết mổ lấy thai cũ là (6,16 ± 0,8 ngày). Sinh đường âm đạo có thời gian ngắn nhất (5 ± 1,4 ngày), tiếp theo đến nhóm mổ cấp cứu (6,05 ± 0,75 ngày) và nhóm mổ chủ động (6,34 ± 0,71 ngày). Phương pháp sinh có liên quan đến số ngày nằm viện. Số ngày điều trị nhóm mổ cấp cứu cao hơn nhóm sinh thường 1,05 ngày và nhóm mổ chủ động cao hơn 1,35 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa quá trình thai kỳ bất thường và tình trạng trẻ nhập HSSS sau sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng Xuân Toàn (2016), "Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai một lần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương".
2. Trương Thị Linh Giang (2021), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị ở sản phụ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế", Tạp chí Y Dược học-DHYD Huế, 3.
3. Nguyễn Duy Linh (2016), "Mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng sớm và các biến chứng trên trẻ sơ sinh", Tạp Chí Phụ sản, 13.
4. Tạp chí phụ sản (2020), "Sinh đường âm đạo trên sản phụ có vết mổ cũ lấy thai", Tạp chí phụ sản.
5. Bộ Y tế (2019), "Thai nghén có nguy cơ cao", Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y Hà Nội, 93.
6. Nguyễn Văn Đạo (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá chỉ định, kết quả mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai cũ tại bệnh viện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh", Tạp chí Y Học Việt Nam, 483.
7. K. Bodner, F. Wierrani, W. Grunberger, B. Bodner-Adler (2011), "Influence of the mode of delivery on maternal and neonatal outcomes: a comparison between elective cesarean section and planned vaginal delivery in a low-risk obstetric population", Arch Gynecol Obstet, 283, (6), 1193-8.
8. R. Negrini, R. D. da Silva Ferreira, D. Z. Guimaraes (2021), "Value-based care in obstetrics: comparison between vaginal birth and caesarean section", BMC Pregnancy Childbirth, 21, (1), 333.