KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DỊCH KÍNH PHỐI HỢP CỐ ĐỊNH THỂ THUỶ TINH NHÂN TẠO KHÔNG DÙNG CHỈ KHÂU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật cắt dịch kính phối hợp cố định thể thuỷ tinh (TTT) nhân tạo không dùng chỉ khâu tại một số Bệnh viện Mắt ở Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: 32 mắt có chỉ định cắt dịch kính phối hợp cố định thể thuỷ tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu của 29 bệnh nhân đến khám bệnh trong thời gian từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022. Nghiên cứu lâm sàng mô tả tiến cứu tất cả các bệnh nhân cắt dịch kính phối hợp cố định thể thuỷ tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu trong thời gian ít nhất 1 tháng. Kết quả: Tỷ lệ giới nam/ nữ trong nghiên cứu xấp xỉ 5,4/1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 54,72 ± 14,2 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 20 tuổi và lớn tuổi nhất là 72 tuổi). Đa số các trường hợp có hoàn cảnh chấn thương chiếm tỷ lệ 71,86%, chấn thương nhãn cầu kín (62.5%), chấn thương nhãn cầu hở (9.38%), bệnh lý TTT (15.63%), phaco biến chứng (12.50%). Tỷ lệ mắt phải/ mắt trái là tương đương nhau (43.75%/ 56.25%). Sau phẫu thuật và thời gian theo dõi 01 tháng, không phát hiện các biến chứng nặng như: bong võng mạc, viêm mủ nội nhãn, xuất huyết dịch kính, phù hoàng điểm dạng nang. Các biến chứng xảy ra với tỉ lệ rất nhỏ: tăng nhãn áp 1/32 (3,13%). Tất cả các mắt cắt dịch kính phối hợp cố định TTT nhân tạo không dùng chỉ khâu đều cải thiện thị lực sau phẫu thuật. Kết quả thị lực LogMAR chỉnh kính tối đa trung bình sau phẫu thuật 1 tháng là 0,36 ± 0,13 (mức thị lực thấp nhất là 20/60, cao nhất là 20/25). Nhãn áp trung bình giảm nhẹ từ 17,97 ± 7,66 mmHg đến sau phẫu thuật một tháng là 15,03 ± 5,55 mmHg. Kết luận: Kỹ thuật cắt dịch kính phối hợp cố định thể thuỷ tinh nhân tạo không dùng chỉ khâu khá an toàn, mặc dù có một tỷ lệ tai biến, biến chứng nhất định nhưng ở mức độ nhẹ, có thể can thiệp dễ dàng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cố định thể thuỷ tinh nhân tạo, không dùng chỉ khâu, cắt dịch kính, tai biến, biến chứng.
Tài liệu tham khảo
2. Kelkar A, Kelkar J, Kothari A, et al. Comparison of Two Modified Sutureless Techniques of Scleral Fixation of Intraocular Lens. Ophthalmic Surg Lasers Imaging Retina. 2018;49(10):e129-e134.
3. Stem MS, Wa CA, Todorich B, Woodward MA, Walsh MK, Wolfe JD. 27-Gause Sutureless Intrascleral Fixation Of Intraocular Lenses With Haptic Flanging: Short-Term Clinical Outcomes and a Disinsertion Force Study. Retina Phila Pa. 2019;39(11):2149-2154.
4. Kim S, Kim JT. The simply modified intrascleral fixation using round flange (SMURF) technique for intrascleral intraocular lens fixation. Sci Rep. 2021;11(1):3904.
5. Lê Đức Phương. Đánh gi kết quả cố định k nội nhãn vào củng mạc không khâu tại Bệnh viện Mắt TPHCM. In: Hội nghị dịch kính võng mạc lần thứ 10.; 2022:3.
6. Yamane S, Inoue M, Arakawa A, Kadonosono K. Sutureless 27-gauge needle–guided intrascleral intraocular lens implantation with lamellar scleral dissection. Ophthalmology. 2014;121(1):61-66.
7. Ishikawa H, Fukuyama H, Komuku Y, Araki T, Gomi F. Flanged intraocular lens fixation via 27-gauge trocars using a double-needle technique decreases surgical wounds without losing its therapeutic effect. Acta Ophthalmol (Copenh). 2020;98(4):e499-e503.
8. Nguyễn Thu Hà, Thẩm Trương Khánh Vân. Đánh giá kết quả treo thể thủy tinh nhân tạo theo phương pháp YAMANE. In: Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa Việt Nam năm 2018. ; 2018:119.