ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN NAM GIỚI THOÁI HÓA KHỚP GỐI NGUYÊN PHÁT

Phạm Thị Bích Ngọc1, Phạm Hoài Thu2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Do tình trạng già hóa dân số và béo phì ngày càng gia tăng, thoái hóa khớp gối (THKG) và hội chứng chuyển hóa (HCCH) đang trở thành một thách thức quan trọng về sức khỏe cộng đồng hiện nay ở các nước đã và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ HCCH và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nam giới THKG nguyên phát. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, cắt ngang 73 bệnh nhân nam giới được chẩn đoán Thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của ACR 1991 đến khám bệnh hoặc điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 08/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả: Tỉ lệ HCCH ở bệnh nhân nam giới THKG nguyên phát là 47,95% trong đó tăng glucose máu hay gặp nhất (chiếm 64,35%). Các nhóm đối tượng thừa cân - béo phì, đau ở mức độ vừa - nặng (VAS ≥ 4) và có hình ảnh THKG giai đoạn muộn trên X-quang có nguy cơ mắc HCCH cao hơn lần lượt là 4,45; 3,27 và 5,33 lần so với nhóm còn lại, có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Trong các thành tố của HCCH, nhóm tăng vòng bụng làm tăng nguy cơ tiến triển đến THKG giai đoạn muộn trên X-Quang cao gấp 8 lần ở nhóm còn lại (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ mắc HCCH ở bệnh nhân nam giới THKG nguyên phát khá cao, và tăng nguy cơ mắc HCCH ở các nhóm đối tượng thừa cân- béo phì, đau ở mức độ vừa - nặng (VAS ≥ 4) và có hình ảnh THKG giai đoạn muộn trên X-quang. Tăng vòng bụng làm tăng nguy cơ tiến triển đến THKG giai đoạn muộn trên X-Quang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jaimie D. Steinmetz, Garland T. Culbreth, Lydia M. Haile. et al. Global, regional, and national burden of osteoarthritis, 1990-2020 and projections to 2050: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2021. Lancet Rheumatol. 2023;5(9):e508-e522. Published 2023 Aug 21. doi:10.1016/S2665-9913(23)00163-7
2. Leite AA, Costa AJ, Lima Bde A, Padilha AV, Albuquerque EC, Marques CD. Comorbidities in patients with osteoarthritis: frequency and impact on pain and physical function. Rev Bras Reumatol. 2011;51(2):118-123.
3. Puenpatom RA, Victor TW. Increased prevalence of metabolic syndrome in individuals with osteoarthritis: an analysis of NHANES III data. Postgrad Med. 2009;121(6):9-20. doi:10. 3810/pgm.2009.11.2073.
4. Trương Thiện Ân, Phạm Ngọc Hoa,Hồ Phạm Thục Lan (2022), Hội chứng chuyển hóa và độ nặng thoái hóa khớp gối theo giai đoạn X-quang ở người trên 40 tuổi. Tạp chí nghiên cứu Y học, 160(12V1), pp. 141-50.
5. Gelber AC, Hochberg MC, Mead LA, Wang NY, Wigley FM, Klag MJ. Body mass index in young men and the risk of subsequent knee and hip osteoarthritis. Am J Med. 1999;107(6):542-548. doi:10.1016/s0002-9343(99)00292-2
6. Abourazzak FE, Talbi S, Lazrak F, et al. Does Metabolic Syndrome or its Individual Components Affect Pain and Function in Knee Osteoarthritis Women?. Curr Rheumatol Rev. 2015;11(1):8-14. doi:10.2174/1573397111666150522 093337
7. Lee BJ, Yang S, Kwon S, Choi KH, Kim W. Association between metabolic syndrome and knee osteoarthritis: A cross-sectional nationwide survey study. J Rehabil Med. 2019;51(6):464-470. doi:10.2340/16501977-2561
8. Nguyễn Thị Thanh Mai,Đào Hùng Hạnh (2023), Đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở người bệnh thoái hóa khớp gối, khám ngoại trú. Tạp chí Y học Việt Nam, 526(Số chuyên đề), pp. 129-35.
9. Wang H, Cheng Y, Shao D, et al. Metabolic Syndrome Increases the Risk for Knee Osteoarthritis: A Meta-Analysis. Evid Based Complement Alternat Med. 2016;2016:7242478. doi:10.1155/2016/7242478
10. Pavelka K, Gatterová J, Pavelka K Sr, et al. Correlation between knee roentgenogram changes and clinical symptoms in osteoarthritis. Rev Rhum Mal Osteoartic. 1992;59(9):553-559.