ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP CỘT SỐNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm khớp cột sống và hội chứng chuyển hóa là hai nhóm bệnh lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau, đều là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Hội chứng chuyển hóa được chỉ ra có tỉ lệ mắc cao ở bệnh nhân viêm khớp cột sống, đồng thời có ảnh hưởng xấu đến điều trị và tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hội chứng chuyển hóa và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm khớp cột sống. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 71 bệnh nhân được chẩn đoán Viêm khớp cột sống đến khám bệnh hoặc điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân viêm khớp cột sống là 29,6%, trong đó tăng huyết áp hay gặp nhất (53,5%). Các nhóm đối tượng có độ tuổi ≥ 35, thừa cân-béo phì và có chỉ số hoạt động bệnh mức độ trung bình-cao là nhóm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa so với nhóm còn lại với p < 0,05. Đối tượng có chỉ số hoạt động bệnh mức trung bình – cao ở nhóm có ít nhất một thành tố của hội chứng chuyển hóa chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhóm không có thành tố nào với p > 0,05. Kết luận: Hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân viêm khớp cột sống chiếm tỉ lệ cao (29,6%) và tăng nguy cơ mắc ở các nhóm đối tượng có tuổi ≥ 35, thừa cân-béo phì và có chỉ số hoạt động bệnh mức độ trung bình-cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng chuyển hóa, viêm khớp cột sống
Tài liệu tham khảo
2. Kim JH, Choi IA. Cardiovascular morbidity and mortality in patients with spondyloarthritis: A meta-analysis. Int J Rheum Dis. Apr 2021; 24(4):477-486. doi:10.1111/1756-185X.13970
3. Alberti KG, Zimmet P, Shaw J. Metabolic syndrome--a new world-wide definition. A Consensus Statement from the International Diabetes Federation. Diabet Med. May 2006; 23(5):469-80. doi:10.1111/j.1464-5491.2006.01858.x
4. Ferraz-Amaro I, Rueda-Gotor J, Genre F, et al. Potential relation of cardiovascular risk factors to disease activity in patients with axial spondyloarthritis. Ther Adv Musculoskelet Dis. 2021;13: 1759720X211033755. doi:10.1177/ 1759720X211033755
5. Alonso Blanco-Morales E, Bravo-Ferrer J, Rey R, et al. FRI0208 Metabolic Syndrome in Spondyloarthritis. Prevalence and Associated Factors. Annals of the Rheumatic Diseases. 2015;74 (Suppl2): 499-500. doi:10.1136/ annrheumdis-2015-eular.6128
6. Machado P, Landewe R, Lie E, et al. Ankylosing Spondylitis Disease Activity Score (ASDAS): defining cut-off values for disease activity states and improvement scores. Ann Rheum Dis. Jan 2011;70(1):47-53. doi:10.1136/ ard.2010.138594
7. Grundy SM, Cleeman JI, Daniels SR, et al. Diagnosis and management of the metabolic syndrome: an American Heart Association/ National Heart, Lung, and Blood Institute Scientific Statement. Circulation. Oct 25 2005; 112(17): 2735-52. doi:10.1161/ CIRCULATIONAHA. 105.169404
8. Nguyễn Thị Nga. TÌNH TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CÁN BỘ VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 05/03 2017;13(2):12-18. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 05/03 2017;13(2):12-18.
9. Petcharat C, Srinonprasert V, Chiowchanwisawakit P. Association between syndesmophyte and metabolic syndrome in patients with psoriatic arthritis or ankylosing spondylitis: a cross-sectional study. BMC Musculoskelet Disord. Apr 20 2021;22(1):367. doi:10.1186/s12891-021-04222-8