MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN LO ÂU TRÊN BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HOÀ

Trần Thị Kiều Diễm1, Cao Tiến Đức1,
1 Trường ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu 97 người bệnh GERD điều trị ngoại trú tái bệnh viện đa khoa Khánh Hòa. Mục tiêu: Xác định rối loạn lo âu theo thang điểm Zung và mối liên quan điểm GERD-Q trên bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp nghiên cứu: mô tẳ cắt ngang. Kết quả: Nam 43,3%, nữ 56,7%. Nhóm tuổi 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,2%. 100,0% bệnh nhân có triệu chứng GERD, điểm GERD-Q giao động từ 3-18. Số bệnh nhân chắc chắn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản chiếm 74,2%. Thời gian mắc bệnh GERD ≤ 12 tháng chiếm 68,0% và 32,0% bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 12 tháng. 74,2% người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có rối loạn lo âu theo thang điểm ZUNG. Có mối tương quan thuận giữa tuổi và tổng điểm Zung. Những người bị GERD trên 12 tháng có tỷ lệ rối loạn lo âu cao hơn những người dưới 12 tháng. Nguy cơ biểu hiện rối loạn lo âu ở nhóm bệnh nhân có điểm GERD-Q < 9 điểm chỉ bằng 0,2 lần ở nhóm có điểm GERD-Q ≥ 9 điểm. Kết luận: Người mắc bệnh GERD có tỷ lệ rối loạn lo âu cao, rối loạn lo âu có liên quan đến tuổi và thời gian mắc bệnh GERD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Tiến Đức (2023), Tâm thần học, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội, tr. 104-109.
2. Hồ Phương Thúy, Trần Ngọc Đức, Ngô Quang Chiến và cs (2024), "Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh trào ngược dạ dày-thực quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2023". 7(03), tr. 30-43.
3. Ngô Minh Tùng (2022), "Thực trạng lo âu và trầm cảm ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ.
4. Eun Jeong Gong, Kee Wook Jung, Yang-Won Min, và cs (2019), "Validation of the Korean version of the gastroesophageal reflux disease questionnaire for the diagnosis of gastroesophageal reflux disease". 25(1), tr. 91.
5. Ingela Wiklund (2004), "Review of the quality of life and burden of illness in gastroesophageal reflux disease", Dig Dis. 22(2), tr. 108-114.
6. Lee S. P. et al (2015), "The effect of emotional stress and depression on the prevalence of digestive diseases", J Neurogastroenterol Motil. 21(2), tr. 273-282.
7. Saleh Mohammad et al (2019), "Depression and Anxiety in Patients with Gastroesophageal Reflux Disorder with and without Chest Pain", Cureus. 11(11), tr. 6103.
8. Van Oudenhove et al (2016), "Biopsychosocial Aspects of Functional Gastrointestinal Disorders", Gastroenterology.