BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: TRƯỜNG HỢP ĐỘNG HÓA KHỚP CỔ CHÂN BẰNG KHUNG ILIZAROV TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 7A

Nguyễn Văn Thái1,, Nguyễn Ngọc Hiếu2, Trần Phước Đạt2, Nguyễn Ngọc Thoại Nhi3, Cao Kim Xoa4
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp.Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Quân Y 7A
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
4 Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Báo cáo trình bày về kỹ thuật Ilizarov, một phương pháp cố định xương bên ngoài, được sử dụng trong kéo dài xương, điều trị gãy xương khó lành, khắc phục mất xương, sữa chữa biến dạng xương hoặc hợp nhất xương. Trong đó, Ilizalov đặc biệt có nhiều ưu điểm trên những ca bệnh gãy xương hở, phức tạp. Phương pháp này giúp bảo tồn chi thể để điều trị gãy xương không đáp ứng các phương án điều trị khác. Chúng tôi báo cáo 1 bệnh nhân động hóa khớp cổ chân bằng khung Ilizarov tại bệnh viện Quân Y 7A. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 49 tuổi, bị gãy hở độ IIIB 1/3 dưới của 2 xương ở chân trái do tai nạn giao thông. Bệnh nhân được điều trị bằng kỹ thuật Ilizarov để động hóa khớp cổ chân tại Bệnh viện Quân Y 7A. Bàn luận: Phương pháp Ilizarov có ưu điểm trong việc hạn chế xâm lấn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, và cho phép chỉnh hình xương linh hoạt. Tuy nhiên, nhược điểm chính là thời gian điều trị kéo dài và dụng cụ khá cồng kềnh, gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Kết luận: Ca lâm sàng thành công tại bệnh viện Quân Y 7A cho thấy kỹ thuật Ilizarov giúp phục hồi hiệu quả cho các bệnh nhân gãy xương phức tạp và nhiễm trùng, chứng minh tính khả thi và hiệu quả của phương pháp này trong thực tế điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Xie L, Huang Y, Zhang L, Si S, Yu Y. (2023), “Ilizarov method and its combined methods in the treatment of long bone defects of the lower extremity: systematic review and meta-analysis”,BMC Musculoskelet Disord, 24, DOI: 10.1186/s12891-023-07001-9.
2. Feng D, Zhang Y, Jia H, Xu G, Wu W, Yang F, Ding J, Li D, Wang K, Luo Y, Liu X, Guo Q, Zong Z. (2023), “Complications analysis of Ilizarov bone transport technique in the treatment of tibial bone defects-a retrospective study of 199 cases”. BMC Musculoskelet Disord, 24 (1), DOI: 10.1186/s12891-023-06955-0.
3. Kim, P. H., & Leopold, S. S. (2012), “Gustilo-Anderson classification”,Clinical orthopaedics and related research, 470(11), DOI: 10.1007/s11999-012-2376-6.
4. Cross, W. W., 3rd, & Swiontkowski, M. F. (2008), “Treatment principles in the management of open fractures”, Indian journal of orthopaedics, 42(4), DOI: 10.4103/0019-5413.43373
5. Hasankhani, E., Payvandi, M.T. & Birjandinejad, A. (2006), “The Ilizarov Ring External Fixator in Complex Open Fractures of the Tibia”, Eur J Trauma, 32, DOI: 10.1007/s00068-005-0031-6
6. Hosny, G., & Fadel, M. (2003), “Ilizarov external fixator for open fractures of the tibial shaft”, International orthopaedics, 27(5), DOI: 10.1007/s00264-003-0476-3
7. Wani, N., Baba, A., Kangoo, K., & Mir, M. (2011), “Role of early Ilizarov ring fixator in the definitive management of type II, IIIA and IIIB open tibial shaft fractures” ,International orthopaedics, 35(6), DOI: 10.1007/s00264-010-1023-7
8. Shamim MLU, Adom S, Jowardar AH, Jewel MMH (2022), “The use of Ilizarov external fixator for open comminuted fractures in different parts of tibia”, Int J Res Orthop 8(3), DOI: 10.18203/issn.2455-4510.IntJResOrthop20221118