THỰC HIỆN MẶT DÁN SỨ ZIRCONIA ĐA LỚP, ĐA SẮC BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY DẤU KỸ THUẬT SỐ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thực hiện mặt dán sứ zirconia đa lớp, đa sắc bằng phương pháp lấy dấu kỹ thuật số. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích thử nghiệm in vitro. Ba mươi mặt dán sứ (MDS) dạng cửa sổ được sửa soạn trên răng cửa giữa hàm trên bên phải của typodont. Sử dụng máy quét trong miệng Trios 3 Pod (IOS) quét trên typodont sử dụng làm mẫu để in ba mươi mẫu nhựa 3D. Tất cả các mẫu dấu này được đổ với thạch cao loại IV để tạo ra ba mươi khuôn thạch cao, sau đó khuôn được quét bằng máy quét E1 Lab Scanner. Sau đó, chế tác 30 các mặt dán sứ zirconia nguyên khối (MZV) được gia công từ phôi Ceramill Zolid FX Multilayer. Các độ hở bờ và lòng mặt dán sứ được đo bằng kỹ thuật sao chép silicone. Các phép đo được thực hiện bằng kính hiển vi kỹ thuật số tại ba mươi điểm đo khác nhau cho mỗi mẫu nghiên cứu. Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata v14.2. Tất cả các phân tích đều được tiến hành với độ tin cậy 95%. Kết quả: Khoảng hở bờ của phương pháp lấy dấu KTS trong nghiên cứu này dao dộng từ 61,9 µm (khoảng hở bờ phía cổ răng) đến 79,3 µm (khoảng hở bờ phía cạnh cắn. Trong khi đó khoảng hở lòng MDS dao động từ 109,7 µm (khoảng hở lòng ở phần ba cổ răng) đến 146 µm (khoảng hở lòng ở phần ba cắn). Các khoảng hở bờ và lòng của MDS Zironia trong nghiên cứu đều nằm trong ngưỡng chấp nhận được trên lâm sàng và có khả năng thành công. Kết luận: Mặt dán sứ Zirconia đa sắc, đa lớp theo phương pháp kỹ thuật số có độ hở bở và lòng nằm trong giới hạn tốt và có thể áp dụng trong điều trị mặt dán sứ trên lâm sàng những vùng răng đòi hỏi thẩm mỹ cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sứ zirconia đa sắc, đa lớp, lấy dấu kỹ thuật số, khít sát lòng và bờ
Tài liệu tham khảo
2. Kongkiatkamon S, Rokaya D, Kengtanyakich S, Peampring C. (2023). “Current classification of zirconia in dentistry: an updated review.” PeerJ. 2023;11:e15669
3. Al-Dwairi ZN, Al-Sardi M, Goodacre BJ, Goodacre CJ, Al Hamad KQ, Özcan M, Al-Haj Husain N, Baba NZ. (2023). “Evaluation of Marginal and Internal Fit of Ceramic Laminate Veneers Fabricated with Five Intraoral Scanners and Indirect Digitization.” Materials (Basel); 16(6):2181
4. Renne W, Ludlow M, Fryml J, Schurch Z, Mennito A, Kessler R, Lauer A. (2017). “Evaluation of the accuracy of 7 digital scanners: An in vitro analysis based on 3-dimensional comparisons.” J Prosthet Dent.; 118(1):36-42.
5. Alghazzawi TF. (2016). “Advancements in CAD/CAM technology: Options for practical implementation.” J Prosthodont Res.; 60(2):72-84
6. Berrendero S, Salido MP, Valverde A, Ferreiroa A, Pradíes G. (2016). “Influence of conventional and digital intraoral impressions on the fit of CAD/CAM-fabricated all-ceramic crowns.” Clin Oral Investig.; 20(9):2403-2410.
7. Al-Atyaa, Zainab, Abdulrahman, Manhal. (2018). “Comparative evaluation of the marginal and internal fitness of monolithic CAD/CAM zirconia crowns fabricated from different conventional impression techniques and digital impression using silicone replica technique (An in vitro study).” Biomed & Pharmacol J.;11:477-490.
8. Yuce M, Ulusoy M, Turk AG. (2019). “Comparison of Marginal and Internal Adaptation of Heat-Pressed and CAD/CAM Porcelain Laminate Veneers and a 2-Year Follow-Up.” J Prosthodont.; 28(5):504-510.