HIỆU QUẢ TĂNG CHIỀU CAO GAI NƯỚU BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM SỢI HUYẾT GIÀU TIỂU CẦU DẠNG LỎNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp tiêm Sợi huyết giàu tiểu cầu dạng lỏng (Injectable platelet-rich fibrin: i-PRF) trong việc tăng chiều cao gai nướu ở bệnh nhân bị tụt nướu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 38 vị trí tụt gai nướu ở cả hàm trên và hàm dưới. Sợi huyết giàu tiểu cầu dạng lỏng (i-PRF) được thu thập qua quy trình ly tâm với tốc độ 700 vòng/phút, lực ly tâm 60G trong 3 phút, sau đó tiêm vào gai nướu bằng ống tiêm 1ml với kim 30G. Mỗi bệnh nhân được tiêm 2 lần, lần tiêm thứ hai cách lần tiêm đầu tiên 10 ngày. Các chỉ số nha chu lâm sàng và chiều cao gai nướu được ghi nhận tại thời điểm ban đầu (T0) và sau 3 tháng điều trị (T2). Kết quả: Sau 3 tháng điều trị, chiều cao gai nướu đã có sự cải thiện đáng kể, tại thời điểm T0 ghi nhận 3,0 (2,7 – 3,7) mm, sau điều trị đạt mức 3,9 (3,2 – 4,2) mm. Tuy nhiên, hiệu quả phục hồi toàn bộ gai nướu, che phủ khoang kẽ răng vẫn chưa hoàn toàn. Chỉ số mảng bám PlI giảm từ 1,0 (0,0 – 1,0) còn 0,0 ( 0,0 – 0,0) với p < 0,001. Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong kết quả của các chỉ số GI, PPD, CAL và BOP (p > 0,05). Chiều Kết luận: Phương pháp tiêm i-PRF là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và an toàn, sử dụng vật liệu tự thân không gây phản ứng dị ứng, có tiềm năng lớn trong điều trị tụt gai nướu. Phương pháp này giúp tăng chiều cao gai nướu, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gai nướu, sợi huyết giàu tiểu cầu dạng lỏng.
Tài liệu tham khảo
2. Trivedi, et al. Comparative evaluation of injectable-platelet rich fibrin and hyaluronic acid injections in the treatment of gingival black triangles. International journal of scientific research. 2021;64-68. 10.36106/ijsr/3417009.
3. Mourao, Carlos Fernando & Valiense, Helder & Melo, et al. Obtention of injectable platelets rich-fibrin (i-PRF) and its polymerization with bone graft: technical note. Revista do Colégio Brasileiro de Cirurgiões. 2015; 42. 421-423. 10.1590/0100-69912015006013.
4. Cardaropoli D, Re S, Corrente G. The Papilla Presence Index (PPI): a new system to assess interproximal papillary levels. Int J Periodontics Restorative Dent. 2004 Oct;24(5):488-92. doi: 10.11607/prd.00.0596. PMID: 15506030.
5. Sharma P, Vaish S, Sharma N, et al. Comparative evaluation of efficacy of subepithelial connective tissue graft versus platelet-rich fibrin membrane in surgical reconstruction of interdental papillae using Han and Takie technique: A randomized controlled clinical trial. J Indian Soc Periodontol. 2020 Nov-Dec;24(6):547-553. doi: 10.4103/jisp.jisp_125_20. Epub 2020 Nov 14. PMID: 33424172; PMCID: PMC7781246.
6. Chandramohan, Nikhila & A, Swetha. Evaluation of i-PRF injection technique as an alternative for reconstruction of interdental papillae - a pilot study. A Indian Journal of applied research. 2021, 50-53. 10.36106/ ijar/9514273.
7. Fakher, I., Hazzaa, H. H., & Abdelgawad, N. Use of Injectable Hyaluronic Acid Gel and Injectable Platelet-rich Fibrin in the Treatment of Gingival Black Triangles: A Randomized Clinical Trial. Al-Azhar Dental Journal for Girls. 2023, 10 (2), 471-477.
8. Bissar, M. W., Nasser, N., & El-Mofty, M. S. Volumetric Soft Tissue Changes After Using Injectable Platelet-Rich Fibrin (I-PRF) Versus Subepithelial Connective Tissue Graft in Interdental Papillae Defects: A Randomized Controlled Clinical Study. Perio J.2022; 6(1), 2635.https://doi.org/10.26810/perioj.2022.a3.