NHẬN XÉT YẾU TỐ CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI) ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐO HUYẾT ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN TRỞ KHÁNG LỒNG NGỰC (ELECTRICAL CARDIOMETRY) Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét yếu tố Chỉ số khối cơ thể (BMI) ảnh hưởng đến kết quả đo Chỉ số tim (CI) bằng phương pháp điện trở kháng lồng ngực (Electrical cardiometry) so với phương pháp hòa loãng nhiệt PiCCO ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được đặt PICCO để thăm dò huyết động. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn được đặt PiCCO nhập viện vào Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 01/11/2022 đến 31/10/2023. Kết quả: Có 32 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu thu được 220 cặp số liệu. Kết quả đo trên nhóm có BMI thấp (BMI <18,5) thu được 14 cặp số liệu, trên nhóm có BMI trung bình thu được 112 cặp số liệu và trên nhóm béo phì (BMI ≥ 25) thu được 94 cặp số liệu. Phần trăm sai số của các chỉ số CI ở bệnh nhân có BMI thấp và trung bình lần lượt 16,2% và 15,8%, hướng tới sự tương đồng của hai phương pháp này. Ở bệnh nhân có BMI cao thì kém tương đồng hơn với phần trăm sai số là 32%. Các chỉ số CI đo trên bệnh nhân có BMI thấp và trung bình là tương quan chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê xuyên suốt nghiên cứu với hệ số tương quan r = 0,9 và 0,94 p < 0,01. Kết luận: Chỉ số tim (CI) đo được từ phương pháp điện trở kháng lồng ngực EC trên bệnh nhân béo phì (BMI≥25) thì kém tương quan hơn và kém tương đồng hơn so với kết quả thu được từ phương pháp hòa loãng nhiệt PiCCO
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sốc nhiễm khuẩn, thăm dò huyết động, phương pháp điện trở kháng lồng ngực, phương pháp hòa loãng nhiệt, Electrical Cardiometry, PiCCO
Tài liệu tham khảo
2. Piechota M, Irzmański R, Banach M, et al. Original paper Can impedance cardiography be routinely applied in patients with sepsis and severe sepsis? Arch Med Sci. 2006;2(2):114-121.
3. Petter H, Erik A, Björn E, Göran R. Measurement of cardiac output with non-invasive Aesculon impedance versus thermodilution. Clin Physiol Funct Imaging. 2011;31(1):39-47. doi:10.1111/j.1475-097X.2010.00977.x
4. Bernstein DP, Osypka MJ. Apparatus and method for determining an approximation of the stroke volume and the cardiac output of the heart. US Pat. Published online 2001:No. 6,511,438
5. Wong J, Agus MSD, Steil GM. Cardiac parameters in children recovered from acute illness as measured by electrical cardiometry and comparisons to the literature. J Clin Monit Comput. 2013;27(1):81-91. doi:10.1007/s10877-012-9401-x
6. Wong J, Agus MSD, Steil GM. Cardiac parameters in children recovered from acute illness as measured by electrical cardiometry and comparisons to the literature. J Clin Monit Comput. 2013;27(1):81-91. doi:10.1007/s10877-012-9401-x
7. Heringlake M, Handke U, Hanke T, et al. Lack of agreement between thermodilution and electrical velocimetry cardiac output measurements. Intensive Care Med. 2007;33(12): 2168-2172. doi:10.1007/s00134-007-0828-3
8. Van Der Meer, Bulder E. R, De Vries, Van Wyck. Impedance cardiography in cardiac surgery patients: Abnormal body weight gives unreliable cardiac output measurements. J Clin Monit. Published online January 1996:12(1):5-9
9. Altamirano-Diaz L, Welisch E, Dempsey AA, Park TS, Grattan M, Norozi K. Non-invasive measurement of cardiac output in children with repaired coarctation of the aorta using electrical cardiometry compared to transthoracic Doppler echocardiography. Physiol Meas. 2018;39(5): 055003. doi:10.1088/1361-6579/aac02b