ĐÁNH GIÁ PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY U SỢI MẠCH VÒM MŨI HỌNG

Nguyễn Minh Hảo Hớn1,2,, Trần Viết Luân1, Trần Việt Hồng1, Nguyễn Thanh Hải2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị u sợi mạch vòm mũi họng, tập trung vào các tiêu chí lấy sạch u đại thể, kiểm soát lượng máu mất, biến chứng, theo dõi sau phẫu thuật và tỷ lệ tái phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả thực hiện trên 31 bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM từ tháng 7/2019 đến tháng 7/2024. Các bệnh nhân được đánh giá giai đoạn bệnh theo phân độ Andrews và UPMC. Kết quả: Theo phân độ Andrews, giai đoạn II chiếm nhiều nhất với 64,5% bệnh nhân; phân độ UPMC giai đoạn I chiếm nhiều nhất, với 41,9%. 80,7% bệnh nhân được tắc mạch trước phẫu thuật. Tất cả các ca phẫu thuật đều thành công, với lượng máu mất trung bình 569,4 ml; 6 bệnh nhân cần truyền máu. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về lượng máu mất giữa các giai đoạn UPMC (p = 0,045). Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày. Theo dõi qua CT sau phẫu thuật cho thấy tỷ lệ tái phát là 19,4% (6 trường hợp). Kết luận: Phẫu thuật nội soi cho thấy hiệu quả cao, tránh được sẹo ngoài và biến dạng sọ mặt, giúp kiểm soát khối u lan rộng, đồng thời giảm thời gian phục hồi và thời gian nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lopez F, Triantafyllou A, Snyderman CH, et al. Nasal juvenile angiofibroma: Current perspectives with emphasis on management. Head Neck. 2017;39(5):1033-1045. doi:10.1002/hed.24696
2. Meher R, Kathuria S, Wadhwa V, et al. Preoperative emobilisation of juvenile nasopharyngeal angiofibroma. Am J Otolaryngol. 2022;43(5):103532. doi:https://doi.org/10.1016/j.amjoto.2022.103532
3. Bignami M, Pietrobon G, Arosio AD, et al. Juvenile Angiofibroma: What Is on Stage? 2022;132(6):1160-1165. doi:https://doi.org/10.1002/lary.29801
4. Robinson S, Patel N, Wormald PJ. Endoscopic management of benign tumors extending into the infratemporal fossa: a two-surgeon transnasal approach. Laryngoscope. 2005;115(10):1818-1822. doi:10.1097/01.mlg.0000174956.90361.dc
5. Khalifa MA. Endonasal endoscopic surgery for nasopharyngeal angiofibroma. Otolaryngol Head Neck Surg. 2001;124(3):336-337. doi:10.1067/mhn.2001.113510
6. Gargula S, Saint-Maurice JP, Labeyrie MA, et al. Embolization of Internal Carotid Artery Branches in Juvenile Nasopharyngeal Angiofibroma. Laryngoscope. 2021;131(3):E775-e780. doi:10.1002/lary.29119
7. Boghani Z, Husain Q, Kanumuri VV, et al. Juvenile nasopharyngeal angiofibroma: a systematic review and comparison of endoscopic, endoscopic-assisted, and open resection in 1047 cases. Laryngoscope. 2013;123(4):859-869. doi:10.1002/lary.23843
8. Langdon C, Herman P, Verillaud B, et al. Expanded endoscopic endonasal surgery for advanced stage juvenile angiofibromas: a retrospective multi-center study. Rhinology. 2016;54(3):239-246. doi:10.4193/Rhin15.104