KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM VỚI HIV (PREP) TRONG NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI CẦN THƠ: KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP

Ngô Mạnh Vũ1,, Phan Thị Thu Hương1, Nguyễn Anh Tuấn2, Nguyễn Hữu Thắng3, Nguyễn Hà Lâm3, Phạm Thị Hương Giang4
1 Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hà Nội
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
3 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
4 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ và khả năng tuân thủ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) của nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập thực hiện trên 484 MSM sử dụng PrEP tại Cần Thơ năm 2022-2023. Kết quả: Tỷ lệ người tham gia có kiến thức chung ở mức đạt và thái độ tích cực về PrEP khá cao, chiếm lần lượt 82,6% và 75,0%. Trong đó, tỷ lệ những người có kiến thức đạt về HIV là 91,3% (nhóm sử dụng PrEP hằng ngày có tỷ lệ cao hơn PrEP tình huống), tỷ lệ có kiến thức đạt về PrEP là 83,9% (nhóm sử dụng PrEP tình huống có tỷ lệ cao hơn PrEP hằng ngày), nhóm PrEP tình huống có tỷ lệ thái độ tích cực cao hơn so với nhóm PrEP hằng ngày. Tỷ lệ đối tượng tuân thủ điều trị PrEP cao nhất tại thời điểm đánh giá sau 3 tháng (65,1%) và giảm dần ở kỳ đánh giá sau 6 tháng (61,1%), 9 tháng (55,1%) và 12 tháng (61,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm sử dụng PrEP hằng ngày có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao hơn nhóm PrEP theo tình huống. Kết luận: Đối tượng MSM có kiến thức và thái độ khá tốt về điều trị PrEP, tỷ lệ tuân thủ điều trị ở mức trung bình và giảm dần qua từng kỳ theo dõi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2022. 2022, Báo cáo số 76/BC-BYT ngày 14/01/2022 của Bộ Y tế.
2. Cục Phòng chống HIV/AIDS, Kết quả giám sát trọng điểm HIV/STI, giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi - Nhóm MSM năm 2020. 2020.
3. Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo quản lý và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). 2020, Nhà Xuất bản Y học: Hà Nội.
4. Hoornenborg, E., et al., Pre-exposure prophylaxis for MSM and transgender persons in early adopting countries. Aids, 2017. 31(16): p. 2179-2191.
5. Wu, L., et al., Patterns of PrEP Retention Among HIV Pre-exposure Prophylaxis Users in Baltimore City, Maryland. J Acquir Immune Defic Syndr, 2020. 85(5): p. 593-600.
6. Yi S, T.S., Mwai GW, et al,, Awareness and willingness to use HIV pre-exposure prophylaxis among men who have sex with men in low- and middle-income countries: a systematic review and meta-analysis. J Int AIDS Soc,, 2017. 20(1):21580. doi: 10.7448/IAS.20.1.21580.
7. Châu, N.T.L.v.L.B., Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021 – 2022. Tạp chí Y học Dự phòng, 2022. 32(3): p. 69-77.
8. A Ogunbajo, N.L., S Kushwaha, et al, Knowledge and Acceptability of HIV pre-exposure prophylaxis (PrEP) among men who have sex with men (MSM) in Ghana. AIDS Care, 2020. 32(3): p. 330-336.
9. Dung, N.V.L.v.T.N., Nghiên cứu tình hình tuân thủ điều trị, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ở các đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022. 54: p. 124-131.