ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở TRẺ VIÊM PHỔI TÁI DIỄN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trẻ viêm phổi tái diễn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 166 trẻ từ 2 tháng đến 60 tuổi trong thời gian từ 01/8/2023 - 31/7/2024. Kết quả: Viêm phổi tái diễn ở trẻ nam là 57,8%, trẻ nữ 42,2%, tỷ lệ nam/nữ=1,37:1; 64,3% trẻ mắc viêm phổi tái diễn gặp ở nhóm 13-60 tháng. Trẻ có số đợt viêm phổi tái diễn từ ≤3 đợt chiếm chủ yếu 80,7%; nhóm tuổi từ 2-≤12 tháng chiếm đa số (91,5%). Số đợt tái diễn viêm phổi trung bình là 2,82±0,96 đợt (2-5 đợt). Triệu chứng viêm phổi tái diễn gặp nhiều nhất ở nhóm trẻ 2- ≤12 tháng là hội chứng viêm long đường hô hấp trên, sốt, ho (100%), phổi có rales (100%), khò khè (93,2%), rút lõm lồng ngực (27,1%), rối loạn nhịp thở (6,8%). Ở nhóm trẻ 13-60 tháng cũng gặp chủ yếu là sốt, ho, phổi có rales (100%), hội chứng viêm long đường hô hấp (99,1%), khò khè (84,1%), rút lõm lồng ngực (15,0%). Xquang thương tổn gặp chủ yếu là các thương tổn dạng nốt mờ rải rác 2 phổi (77,7%). Virus kèm theo trên trẻ viêm phổi tái diễn gặp là RSV 12,3%, cúm A là 2,0% và vi khuẩn Mycoplasma là 1,5%. Kết luận: Viêm phổi tái diễn gặp ở nhóm trẻ 2 tháng đến 5 tuổi với các biểu hiện điển hình như hội chứng viêm long đường hô hấp trên, ho, khò khè, phổi có rales, Xquang ngực có tổn thương dạng nốt mờ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi tái diễn, Viêm phổi, Trẻ em, Lâm sàng, Cận lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Hossain, N., Kamrul, K., Sultana, A. T., Rahman, M. S., & Amin, M. R. (2018). Recurrent and persistent pneumonia in dhaka shishu (children) hospital: clinical profile and etiology. Bangladesh Journal of Child Health. 42(3), pp. 125-129. https://doi.org/ 10.3329/ bjch.v42i3.39261.
3. Montella, S., Corcione, A., Santamaria, F. (2017). Recurrent Pneumonia in Children: A Reasoned Diagnostic Approach and a Single Centre Experience. Int J Mol Sci. 18(2). pp. 296-304.
4. Rijal, P., Lama, L., Shrestha, S., Kakshapati, P., & Nayak, R. (2019). Study of children with recurrent pneumonia admitted in a tertiary hospital. Nepal Medical College Journal, 21(1), pp. 65-69. https://doi.org/10.3126/nmcj.v21i1.24856
5. Bolursaz, M. R., Lotfian, F., Ghaffaripour, H.A., et al (2017). Underlying Causes of Persistent and Recurrent Pneumonia in Children at a Pulmonary Referral Hospital in Tehran, Iran. Arch Iran Med, 20 (5). pp. 266 -269.
6. Abdou, A., and Ahmed, S. (2022) "Causes and clinical profile in children with severe recurrent pneumonia," Al-Azhar International Medical Journal. 3(6), pp. 23-30. DOI: https://doi.org/10.21608/aimj.2022.132699.1911.
7. Phạm Ngọc Toàn, Lê Thị Minh Hương, Lê Thanh Hải (2017). Đặc điểm viêm phổi tái nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. Tạp chí Y học Cộng Đồng, 41, tr. 37-40.
8. Ministry of Health (2014). Guidelines for the management of community-acquired pneumonia in children, No. 101/QD-BYT, January 9th, 2024. Ministry of Health.
9. Patria, F., Longhi, B., Tagliabue, C., Tenconi, R., Ballista, P., Ricciardi, G., Galeone, C., Principi, N., & Esposito, S. (2013). Clinical profile of recurrent community-acquired pneumonia in children. BMC pulmonary medicine, 13(60), pp.1-8. https://doi.org/10.1186/1471-2466-13-60.