NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN U MÀNG NÃO VÙNG GÓC CẦU TIỂU NÃO

Đặng Vĩnh Hiệp1,, Từ Thị Thùy Linh2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viên Đa khoa tĩnh Gia Lai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Cộng hưởng từ được xem là phương tiện chẩn đoán hình ảnh tối ưu trong chẩn đoán u vùng góc cầu tiểu não nói chung và u màng não nói riêng. Cộng hưởng từ đánh giá bản chất, vị trí, tương quan giải phẫu giúp phẫu thuật viên tiên lượng cuộc mổ, lựa chọn đường đi, khả năng cắt hết u. Mục tiêu nghiên cứu: là khảo sát giá trị của CHT trong chẩn đoán UMN vùng GCTN. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhân đến khám chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật u vùng GCTN có kết quả giải phẫu bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024. Kết quả: Có 31 trường hợp UMN, 24 trường hợp schwannoma, 2 trường hợp u thượng bì và 1 trường hợp ependymoma. Độ tuổi trung bình, gồm 23 nam (39,7%) và 35 nữ (60,3%) là 49,7 ± 13,9. Triệu chứng thường gặp của UMN là đau đầu (74,2%), của schwannoma là ù tai (62,5%) và chóng mặt (50%). Khi so sánh hình ảnh CHT giữa UMN và schwannoma, đặc điểm kích thước u, cường độ tín hiệu trên CISS 3D, tỷ lệ cường độ tín hiệu trên CISS 3D, tỷ lệ cường độ tín hiệu trên T2W, hệ số khuếch tán trung bình, vi xuất huyết trên T2*, dấu hiệu “đuôi màng cứng”, dấu hiệu “làm rộng lỗ ống tai trong” và tính chất bắt thuốc có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt hai loại u này. Kết luận: CHT có giá trị cao trong chẩn đoán UMN vùng GCTN, đặc biệt trong chẩn đoán phân biệt schwannoma.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dolecek TA PJ, Stroup NE, Kruchko C. CBTRUS statistical report: primary brain and central nervous system tumors diagnosed in the United States in 2005–2009. Neuro- oncol. 2012;15(5):1-49.
2. Samii M, Gerganov V. Surgery of Cerebellopontine Lesions. Springer; 2013.
3. Alyamany M et al. Meningioma consistency: Correlation between magnetic resonance imaging characteristics, operative findings, and histopathological features. 2018;13(02):324-328.
4. Kane AJ et al. Clinical and surgical considerations for cerebellopontine angle meningiomas. 2011;18(6):755-759.
5. Park C-K, Kim D-C, Park S-H, et al. Microhemorrhage, a possible mechanism for cyst formation in vestibular schwannomas. 2006;105(4):576-580.
6. Nguyen D-H, Le T-D, Nguyen D-M, et al. Diagnostic performance of quantitative signal intensity measurements on magnetic resonance imaging for distinguishing cerebellopontine angle meningioma from acoustic schwannoma. 2022;26(19).
7. Sotoudeh H. A review on dural tail sign. 2010;2(5):188.
8. Osborn AG, Linscott LL, Salzman KL. Osborn's Brain E-Book: Osborn's Brain E-Book. Elsevier Health Sciences; 2024.