TÁCH LỚP LIPID MẪU CHUẨN TRONG DUNG DỊCH CÓ NỒNG ĐỘ MUỐI CAO BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG VÀ CHIẾT PHA RẮN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Các quy trình TLC, SPE đã công bố có thể tách tốt các phân lớp lipid từ mẫu sinh học trong tự nhiên như (lipid trong thực phẩm, lipid trong huyết thanh người…). Chúng tôi, đã ứng dụng phân tích lipid trong dung dịch có nồng độ muối kiềm cao (DDM: dung dịch bảo quản mô sinh học), bằng các quy trình TLC, SPE này; tuy nhiên quy trình SPE theo Kaluzny và Agren không lặp lại được đối với mẫu lipid chiết từ DDM, chưa thu được kết quả như tác giả công bố; Các kết quả TLC thu được phù hợp với một số công bố đã được chấp nhận rộng rãi, song rất khó nhận diện cholesterol với DG trong kết quả phân tích mẫu hỗn hợp. Đây rõ ràng là điểm hạn chế nếu thành phần đích là DG và cholesterol. Qua khảo sát, Chúng đã cải tiến TLC (Viện 69) một bước với hỗn hợp dung môi B (C6-DEE-methanol-acid acetic; 90:20:3:2) do đơn giản và tách khá tốt các lớp lipid chuẩn đơn cũng như hỗn hợp. Trường hợp cần tách thêm các thành phần MG, DG có thể khai triển thêm một bước với hỗn hợp chứa dung môi phân cực, chẳng hạn chúng tôi đã thu được kết quả có cải thiện khi khai triển thêm một bước bằng C6-DEE-aceton (60:40:5) đến 12 cm. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tách thành phần lipid trong dung dịch muối kiềm bằng phương pháp chiết pha rắn và sắc ký lớp mỏng, lựa chọn, tối ưu quy trình ứng dụng phân tích lipid trong dung dịch muối. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành trên 6 mẫu chuẩn lipid gồm: FFA (C12:0 - C22:0; Sigma); các acyl glycerol gắn từ 1 đến 3 acid béo (C14:0 - C18:0) (Sigma); hỗn hợp 37 FAMEs (Supelco), hỗn hợp phospholipid PL gồm PC và PE; 6 mẫu lipid chuẩn, 6 mẫu lipid mô mỡ bảo quản trong dung dịch muối (DDM) được thực hiện lặp lại n=6 cho mỗi mẫu. Quy trình TLC sửa đổi tại Viện 69. Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu trong thực nghiệm. Kết quả: Với phương pháp của Viện 69 cho kết quả ổn định, độ lặp lại cao và tách tốt các lớp lipip : Phospholipid; monoglycerid; diglycerid; cholesterol; acid béo tự do; triglycerid; cholesterol esthercó Rf lần lượt là : 0; (0,0 - 0,03); (0,11 - 0,28); (0,12 - 0,20); (0,33 - 0,52); (0,66 - 0,75); (0,80 - 0,90). Các lớp lipid từ bản TLC cũng thu lại được khá đơn giản cho phân tích tiếp. Cho phép áp dụng tốt để tách lớp các lipid trong DDM tại Viện 69. Kết luận: Ứng dụng phương pháp TLC sửa đổi tại Viện 69 có thể tách các lớp lipid hòa tan trong DDM một cách hiệu quả, đây là một bước quan trọng trong chuẩn bị mẫu cho các phân tích lipid chuyên sâu bằng sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sắc ký lớp mỏng (TLC), chiết pha rắn (SPE), lipid, dung dịch muối (DDM)
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Hồng Minh (1995), Xác định lipid trong dung dịch ướp bảo quản bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, Đề tài nhánh thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số KYĐL - 96 - 01.
3. Agren J. J., Julkunen A., Penttila I. (1992), Rapid separation of serum lipids for fatty acid analysis by a single aminopropyl column. J. Lipid Res. 33(12): 1871 - 6.
4. Kaluzny M. A., Duncan L. A., MerrittM. V., Epps D. E. (1985), Rapid separation of lipid classes in high yield and purity using bonded phase columns. Journal of lipid research, 26(1), 135-140.
5. Kupke I. R. And Zeugner S. (1978), Quantitative high-performance thin-layer chromatography of lipids in plasma and liver homogenates after direct application of 0.5-μl samples to the silica-gel layer. Journal of Chromatography B: Biomedical Sciences and Applications, 146(2), 261-271.
6. Ruiz J. I., Ochoa B. (1997), Quantification in the subnanomolar range of phospholipids and neutral lipids by monodimensional thin-layer chromatography and image analysis. J. Lipid Res., 38(7): 1482 - 9.
7. White T., Bursten S., Federighi D., Lewis R. A. (1998), Nudelman, E.High-resolution separation and quantification of neutral lipid andphospholipid species in mammalian cells and sera by multi-onedimensionalthin-layer chromatography. Anal. Biochem.258: 109 – 117.