KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ DẤU HIỆU CẢNH BÁO VÀ NẶNG Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị sốt xuất huyết Dengue(SXHD) có dấu hiệu cảnh báo(DHCB) và nặng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu 205 bệnh nhi được chẩn đoán xác định sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023. Kết quả: Trong 205 bệnh nhân, SXHD có DHCB là 169 ca (82,4%), SXHD nặng là 36 ca (17,6%) trong đó thể sốc là 15,1%, thể suy tạng nặng là 1,5% thể xuất huyết nặng là 1%. 100% các bệnh nhân đều hồi phục tốt, không có trường hợp tử vong. Trong quá trình điều trị nhóm SXHD có DHCB, có 71% trường hợp chỉ cần bù dịch bằng đường uống là Oresol, có 29% cần sử dụng dịch tinh thể đẳng trương. Ở nhóm bệnh nhân SXHD nặng thể sốc, tỉ lệ chỉ cần sử dụng dung dịch tinh thể đẳng trương đơn thuần là 32,3%, tỉ lệ phải sử dụng cả dịch tinh thể đẳng trương và cao phân tử là 67,7%, tỉ lệ có sử dụng Albumin là 9,7%, lượng dịch truyền trung bình là 111,76 ± 34,82 ml/kg và thời gian truyền dịch trung bình là 18,7 ± 7,64 giờ. Hỗ trợ hô hấp: 7,3% bệnh nhi thở Oxy, trong đó nhóm SXHD nặng là 12 ca (33,3%), nhóm có DHCB là 3 ca (1,8%). Kết luận: Can thiệp điều trị một cách nhanh chóng, thích hợp theo phác đồ của Bộ Y Tế năm 2019 đã góp phần làm giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong của bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt xuất huyết Dengue có DHCB, sốt xuất huyết Dengue nặng, kết quả điều trị.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Huy Luân và cộng sự (2022), "Đặc điểm tổn thương các cơ quan và điều trị bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết Dengue nặng tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 26(1), tr. 225-233.
3. Võ Duy Minh và cộng sự (2021), "Đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc sốt xuất huyết dengue ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 2019-2020", Tạp chí Y học Việt Nam. 509(1), tr. 374-377.
4. Lương Thị Quỳnh Nga (2020), Nhận xét kết quả điều trị sốt xuất huyết nặng ở trẻ em trong vụ dịch 2017, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Mậu Thạch và cộng sự (2024), "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi", Tạp chí Nhi khoa. 17(1), tr. 16-23.
6. Pham Thị Kiều Trang và cộng sự (2019), "Sốc sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 23(4), tr. 93-98.
7. Văn Thị Cẩm Thanh và Đoàn Thị Ngọc Diệp (2018), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng có sốc tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2015 đến 31/12/2016", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 22(4), tr. 95-102.
8. Bhatt, Samir, et al. (2013), "The global distribution and burden of Dengue", Nature. 496(7446), pp. 504-507.