PHẪU THUẬT GÃY CỘT SỐNG CỔ C1 KHÔNG VỮNG CÓ MÔ PHỎNG ĐẶT ỐC C1 TRƯỚC MỔ: BÁO CÁO LOẠT 4 CA

Huỳnh Thống Em1, Nguyễn Hoàng Thuận1, Lê Minh Dương1, Lâm Khải Duy1, Thạch Thanh Tùng1, Nguyễn Hữu Thuyết1, Trang Tiến Đạt1, Huỳnh Kim Hiệu2,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá lợi ích của việc bảo tồn tầm vận động cổ trong các trường hợp gãy cột sống cổ C1 mất vững còn khả năng kết hợp xương. Phương pháp can thiệp tối ưu để đạt kết quả phẫu thuật ổn định lâu dài cần được phân tích kỹ lưỡng đối với từng bệnh nhân. Báo cáo loạt ca và phương pháp phẫu thuật: Báo cáo loạt 4 trường hợp gãy cột sống cổ C1, bao gồm 2 trường hợp gãy C1 mất vững được điều trị bằng kỹ thuật bắt ốc cung sau C1 và 2 trường hợp còn lại được hàn chẩm-cổ, trong đó một trường hợp có tổn thương phối hợp và một trường hợp không thể kết hợp xương. Tất cả các ca đều được đánh giá kỹ lưỡng bằng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính tái tạo trước phẫu thuật, với kết quả lâm sàng và hình ảnh học được ghi nhận. Kết quả: Cả 4 trường hợp được phẫu thuật, bao gồm 3 nam và 1 nữ, nguyên nhân do tai nạn lao động và tai nạn giao thông. Tất cả đều được khảo sát hình ảnh chụp cắt lớp vi tính mô phỏng ốc cột sống cổ C1 chuẩn bị trước mổ. Hai trường hợp gãy cột sống cổ C1 mất vững đơn thuần được bắt ốc cung sau C1 và cố định bằng rod phía sau. Hai trường hợp còn lại, với tổn thương kèm theo, được hàn chẩm-cổ. Không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Các trường hợp kết hợp xương C1 không bị ảnh hưởng đến chức năng vận động cổ trong sinh hoạt hằng ngày, trong khi 2 trường hợp hàn chẩm-cổ có giới hạn tầm vận động cổ. Kết luận: Phẫu thuật mở nắn và kết hợp xương C1 là phương pháp hiệu quả trong điều trị gãy C1 mất vững, giúp duy trì cấu trúc ổn định, kiểm soát đau và không làm ảnh hưởng đến tầm vận động cổ. Trong khi đó, hàn chẩm-cổ tuy mang lại sự vững chắc cho cột sống nhưng hạn chế đáng kể tầm vận động cổ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Văn Cường, Đinh Thế Hưng, Phạm Hồng Phong (2024). Đánh giá mức độ an toàn vít khối bên c1 qua cung sau trong điều trị chấn thương cột sống cổ mất vững. Tạp chí Y học Việt Nam.537 (2).
2. Hu Y., Xu R. M., Albert T. J., Vaccoro A. R., Zhao H. Y., Ma W. H., et al. (2014). Function-preserving reduction and fixation of unstable jefferson fractures using a c1 posterior limited construct. Journal of spinal disorders & techniques.27 (6):E219-25.
3. Koller H., Resch H., Tauber M., Zenner J., Augat P., Penzkofer R., et al. (2010). A biomechanical rationale for c1-ring osteosynthesis as treatment for displaced jefferson burst fractures with incompetency of the transverse atlantal ligament. Eur Spine J.19 (8):1288-98.
4. Li L., Teng H., Pan J., Qian L., Zeng C., Sun G., et al. (2011). Direct posterior c1 lateral mass screws compression reduction and osteosynthesis in the treatment of unstable jefferson fractures. Spine (Phila Pa 1976).36 (15):E1046-51.
5. Pittman Jason L., Bransford Richard J. (2019). C1-ring osteosynthesis for unstable, jefferson burst fractures. In: Koller H, Robinson Y, editors. Cervical spine surgery: Standard and advanced techniques: Cervical spine research society - europe instructional surgical atlas. Cham: Springer International Publishing. p. 201-6.
6. Shatsky J., Bellabarba C., Nguyen Q., Bransford R. J. (2016). A retrospective review of fixation of c1 ring fractures--does the transverse atlantal ligament (tal) really matter? The spine journal : official journal of the North American Spine Society.16 (3):372-9.
7. Yeom Jin S. (2019). C1 posterior arch screw fixation. In: Koller H, Robinson Y, editors. Cervical spine surgery: Standard and advanced techniques: Cervical spine research society - europe instructional surgical atlas. Cham: Springer International Publishing. p. 265-9.