SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG BỆNH NHÂN TỰ ĐIỀU KHIỂN BẰNG HỖN HỢP ROPIVACAIN – FENTANYL VỚI BUPIVACAIN - FENTANYL SAU PHẪU THUẬT BỤNG

Nguyễn Tiến Đức1,, Phan Anh Trâm2
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển bằng hỗn hợp ropivacain 0,125% - fentanyl 2μg/ml (nhóm RF) với bupivacain 0,125% - fentany 2μg/ml (nhóm BF) sau phẫu thuật bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh có đối chứng trên 82 bệnh nhân dùng phương pháp giảm đau PCEA sau phẫu thuật mở ổ bụng vùng trên rốn tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 2/2022 đến tháng 8/2022. Kết quả: Trung bình điểm VAS lúc nghỉ thời điểm H0/H0.5 nhóm RF là 6,29±1,03/1,83±0,67, nhóm BF là 6,17±0,83/ 1,73±0,59 trong khi lúc vận động tương ứng là 6,66 ± 0,94/3,41 ± 0,92 và 6,59 ± 0,89/ 3,44 ± 0,86. Tổng số lần bấm yêu cầu giảm đau nhóm RF là 19,71 ± 8,91 nhiều hơn nhóm BF 18,71 ± 5,55. Số lần bấm trong 3 ngày ít nhất là 10 lần, nhiều nhất là 43 lần. Trung bình tỷ lệ số lần yêu cầu giảm đau thành công của nhóm sử dụng BF cao hơn so với nhóm sử dụng RF. Thời gian trung tiện sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ nhóm sử dụng BF là 40,56±4,19/8,95±1,34 tương ứng nhóm RF là 39,63±3,84/8,46±1,38. Mức độ rất hài lòng của nhóm BF là 65,9% và RF là 75,6%. Kết luận: Giảm đau sau mổ ropivacain 0,125% - fentanyl 2µg/ml và bupivacain 0,125% - fentanyl 2µg/ml có hiệu quả cao và tương đương nhau khi nghỉ và vận động. Thời gian trung tiện sau mổ và thời gian nằm viện sau mổ nhóm BF đều cao hơn nhóm sử dụng RF. Mức độ rất hài lòng của nhóm ropivacain cao hơn bupivacain. Cả hai nhóm đều đạt mức hài lòng trở lên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Kiên (2014): Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain-fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108.
2. Trần Đắc Tiệp (2017): “So sánh ropivacain - fentanyl và bupivacain - fentanyl để giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn qua catheter ngoài màng cứng bệnh nhân tự điều khiển”. Tạp chí y học dự phòng, tập 27,2(190) 177.
3. Grass,J.A. (2005): "Patient-controlledanalgesia". Anesthesia&Analgesia, 101(5S), S44-S61.
4. Kulkarni A., Gupta A., Shah S.B, et al. (2018). A comparative study of ropivacaine and bupivacaine with fentanyl for postoperative patient-controlled epidural analgesia after major abdominal oncosurgery. J Curr Oncol, 1(2), 66.
5. Manion S.C., Brennan T.J., và Riou B. (2011). Thoracic Epidural Analgesia and Acute Pain Management. Anesthesiology, 115(1), 181–188
6. Nimmo, S. M., & Harrington, L. S. (2014). What is the role of epidural analgesia in abdominal surgery? "Continuing Education in Anaesthesia". Critical Care & Pain, 14(5), 224-229.
7. Shah, S., Vaishali, K., Prasad, S. S., & Babu, A. S. (2021). Altered patterns of abdominal muscle activation during forced exhalation following elective laparotomy: An experimental research. Annals of Medicine and Surgery, 61, 198-204.