MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TIM BẨM SINH Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG

Nguyễn Thị Thu Hương1,, Lê Thị Kim Dung2, Nguyễn Thị Phượng2, Đỗ Thị Thu Giang1
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: phân tích một số yếu tố nguy cơ của tim bẩm sinh ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang năm 2023-2024. Đối tượng: nhóm bệnh gồm 168 trẻ dưới 5 tuổi mắc tim bẩm sinh và nhóm chứng là 336 trẻ không mắc tim bẩm sinh và các dị tật bẩm sinh khác đến khám, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng. Kết quả: Một số yếu tố nguy cơ đến tim bẩm sinh ở trẻ dưới 5 tuổi được xác định trong nghiên cứu này bao gồm: Mẹ mắc cảm cúm (OR=2,3; 95%CI: 1,4-3,8), đái tháo đường (OR=3,2; 95%CI: 1,5-6,9), tăng huyết áp (OR=2,8; 95%CI: 1,4-5,9), mẹ đã từng phá thai hoặc sảy thai (OR=2,0; 95%CI: 1,2-3,5) và bố ≥ 40 tuổi khi mẹ mang thai (OR=4,2; 95%CI: 1,4-13,3). Kết luận: Mẹ mắc cảm cúm, đái tháo đường, tăng huyết áp khi mang thai, mẹ đã từng phá thai hoặc sảy thai và bố ≥ 40 tuổi khi mẹ mang thai là yếu tố nguy cơ của tim bẩm sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Phương (2016), Nghiên cứu mô hình bệnh tim bẩm sinh điều tri nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội, tr 63
2. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2023), “ Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr.32.
3. Smith AGC Zimmerman MS, Sable CA (2020), "Global, regional, and national burden of congenital heart disease, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017", Lancet Child Adolesc Health. 4(3), pp 185-200.
4. Shaad Abqari et al (2016), "Profile and risk factors for congenital heart defects: A study in a tertiary care hospital". 9(3), pp. 216.
5. Madleen Lemaitre et al (2023), "Pre-gestational diabetes and the risk of congenital heart defects in the offspring: A French nationwide study". 49(4), pp. 101446.
6. Jiayu Peng et al (2019), "The non‐genetic paternal factors for congenital heart defects: a systematic review and meta‐analysis". 42(7), pp. 684-691.
7. Anushuya Ramakrishnan et al (2015), "Maternal hypertension during pregnancy and the risk of congenital heart defects in offspring: a systematic review and meta-analysis". 36, pp. 1442-1451.
8. Ziwei Ye et al (2019), "Maternal viral infection and risk of fetal congenital heart diseases: a meta‐analysis of observational studies". 8(9), pp. e011264.