ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA CHẢY MÁU THÙY NÃO TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh học và một số yếu tố liên quan của chảy máu thùy não tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023-2024. Đối tượng nghiên cứu: 89 bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu thùy não nằm điều trị nội trú tại Trung tâm thần kinh, Bệnh viện Bạch mai từ tháng T9/2023 đến T7/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Kết quả nghiên cứu 89 bệnh nhân cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân chảy máu liên thùy chiếm tỷ lệ cao nhất (49,5%). Về vị trí chảy máu 1 thùy có chảy máu thùy trán chiếm tỷ lệ cao nhất (25,8%). Đa số các bệnh nhân đều có kích thước và thể tích khối máu tụ ở mức trung bình. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy (22,5%) có nguyên nhân bất thường và (77,5%) cho kết quả chưa phát hiện bất thường. Có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về kết quả chẩn đoán hình ảnh ở hai nhóm tuổi ≥ 50 tuổi và dưới 50 tuổi (p < 0,05). Trong số các bệnh nhân ≥ 50 tuổi chảy máu thùy não và được khảo sát cộng hưởng từ sọ não (MRI- Magnetic Resonance Imaging) cho thấy 35% có hình ảnh bệnh mạch máu thoái hóa dạng bột (CAA- Cerebral amyloid angiopathy). Trong nghiên cứu 89 bệnh nhân chảy máu thùy não có (10,1%) số bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu. Tiền sử bệnh của các bệnh nhân có tỷ lệ tăng huyết áp là cao nhất chiếm (51,7%). Sau đó đừng hàng thứ 2 là các yếu tố nguy cơ uống rượu và hút thuốc lá. Nghiên cứu về chỉ số BMI của các bệnh nhân chảy máu thùy não đa số cho kết quả BMI bình thường (84,3%). Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 22,5% có kết quả bất thường về chẩn đoán hình ảnh và có 35 % MRI sọ não cho hình ảnh CAA ở bệnh nhân chảy máu thùy não ≥ 50 tuổi. Tiền sử Tăng huyết áp, uống rượu và hút thuốc là nổi bật ở các bệnh nhân chảy máu thùy não. Ngoài ra có một số lượng các bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu đi kèm chiếm 10,1%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu thùy não, bệnh mạch máu thoái hóa dạng bột, CAA, Cerebral amyloid angiopathy
Tài liệu tham khảo
2. Yamada M. Cerebral amyloid angiopathy: emerging concepts. J Stroke. 2015 Jan;17(1):17–30.
3. Saito S, Tanaka M, Satoh-Asahara N, Carare RO, Ihara M. Taxifolin: A Potential Therapeutic Agent for Cerebral Amyloid Angiopathy. Front Pharmacol. 2021;12: 643357.
4. Phạm Thị Thúy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học của chảy máu thùy não ở bệnh nhân dưới 50 tuổi. 2011.
5. Charidimou A, Boulouis G, Frosch MP, Baron JC, Pasi M, Albucher JF, et al. The Boston criteria version 2.0 for cerebral amyloid angiopathy: a multicentre, retrospective, MRI-neuropathology diagnostic accuracy study. Lancet Neurol. 2022 Aug;21(8):714–25.
6. Itoh Y, Yamada M. Cerebral amyloid angiopathy in the elderly: the clinicopathological features, pathogenesis, and risk factors. J Med Dent Sci. 1997 Mar;44(1):11–9.