ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI RĂNG NANH VĨNH VIỄN HÀM TRÊN NGẦM QUA PHIM CẮT LỚP VI TÍNH CHÙM TIA HÌNH NÓN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái răng nanh vĩnh viễn hàm trên ngầm (răng nanh ngầm) qua phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên phim CT Conbeam của những bệnh nhân có răng nanh ngầm lấy từ dữ liệu DICOM (Digital Imaging and Communications in Medicine) Kết quả: Tỷ lệ xuất hiện răng nanh ngầm ở nữ (53.7%) cao hơn ở nam (46.3%). Bệnh nhân chỉ có 1 răng nanh vĩnh viễn chiếm đa số (83.33%). Số răng nanh ngầm đã hoàn thiện chân răng chiếm 63,5%, tỉ lệ răng nanh ngầm không có răng nanh sữa tương ứng là 57.1%. Tỉ lệ răng nanh ngầm có góc với đường giữa trên 45 độ là 55.6%. Răng nanh ngầm nằm về phía tiền đình chiếm 73%. Răng nanh ngầm nghiêng gần chiếm 66.7%. Trường hợp đỉnh răng nanh ngầm ở xa đường nối men-cement nhưng dưới chóp chân răng bên cạnh chiếm 50.8%. Răng nanh ngầm có tình trạng bệnh lý hoặc bất thường đi kèm chiếm 63.5%. Kết luận: Đa số răng nanh ngầm đã hoàn thiện chân răng và phần lớn không có răng nanh sữa tương ứng. Số răng nanh ngầm có trục răng tạo với đường giữa góc trên 45 độ chiếm hơn một nửa các trường hợp nghiên cứu. Về vị trí: theo chiều trong- ngoài phần lớn răng nanh ngầm nằm về phía tiền đình; theo chiều trên dưới các trường hợp đỉnh răng nanh ngầm ở xa đường nối men - cement nhưng dưới chóp chân răng bên cạnh chiếm tỉ lệ cao; theo chiều gần-xa phần lớn răng nanh ngầm nghiêng gần. Đa số răng nanh ngầm có tình trạng bệnh lý hoặc bất thường đi kèm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
răng nanh ngầm, phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón
Tài liệu tham khảo
2. da Silva Santos L.M., Bastos L.C., Oliveira-Santos C. và cộng sự. (2014). Cone-beam computed tomography findings of impacted upper canines. Imaging Sci Dent, 44(4), 287–292.
3. Nguyễn Phú Thẳng (2012). Nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ quá trình chỉnh nha các răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước. Luận án tiến dĩ chuyên ngành Răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội. .
4. Agnini M. (2007). The panoramic X-ray as a detector for preventing maxillary canine impaction. Int J Orthod Milwaukee, 18(4), 15–23.
5. Võ Trương Như Ngọc, Lương Thị Minh Hằng. (2014). Một số đặc điểm của răng nanh ngầm hàm trên trên phim CT Conebeam. Tạp chí Y học Việt Nam, 424, 124 - 129. .
6. Alqerban A., Jacobs R., Fieuws S. và cộng sự. (2011). Comparison of two cone beam computed tomographic systems versus panoramic imaging for localization of impacted maxillary canines and detection of root resorption. Eur J Orthod, 33(1), 93–102.
7. Motamedi M.H.K., Tabatabaie F.A., Navi F. và cộng sự. (2009). Assessment of radiographic factors affecting surgical exposure and orthodontic alignment of impacted canines of the palate: A 15-year retrospective study. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology, and Endodontology, 107(6), 772–775.
8. Yan B., Sun Z., Fields H. và cộng sự. (2015). [Maxillary canine impaction increases root resorption risk of adjacent teeth: A problem of physical proximity]. Orthod Fr, 86(2), 169–179.