VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ XƯƠNG THÁI DƯƠNG TRONG CHỈ ĐỊNH CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT) xương thái dương bệnh nhân (BN) điếc tiếp nhận để lựa chọn BN cho phẫu thuật cấy ốc tai điện tử (OTĐT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả đặc điểm hình ảnh tai trong, dây thần kinh (TK) ốc tai kết hợp với thính lực để đưa ra chỉ định cấy ốc tai điện tử ở 132 BN nhi điếc tiếp nhận. Hình ảnh dây TK ốc tai được đánh giá trên chuỗi xung cộng hưởng từ T2 3D gradient-echo phân giải cao. Hình ảnh tai trong được đánh giá trên CHT và CLVT phân giải cao. Kết quả: nghiên cứu gồm 132 BN với 264 tai trong đó 161 tai (61%) không dị dạng tai trong, 34 tai (12,9%) ốc tai bình thường có bất thường TK ốc tai, 65 tai (24,6%) dị dạng tai trong và 4 tai (1,5%) cốt hoá mê đạo. Những BN bất sản TK ốc tai và không có sóng V ABR, BN dị dạng nặng ốc tai, BN cốt hoá ốc tai mức độ nặng không còn chỉ định cấy OTĐT. Kết luận: chỉ định cấy ốc tai điện tử phụ thuộc vào tình trạng tai trong và sự có mặt của dây TK ốc tai trên hình ảnh hoặc đáp ứng thính giác trên thính lực.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dị dạng tai trong, bất thường thần kinh ốc tai, chỉ định cấy ốc tai điện tử
Tài liệu tham khảo
2. Agarwal, S.K., Singh, S., Ghuman, S.S., et al (2014). Radiological assessment of the Indian children with congenital sensorineural hearing loss. International journal of otolaryngology, 2014.
3. Raghunandhan, S., Madhav, K., Senthilvadivu, A., et al (2019). Paediatric auditory brainstem implantation: The South Asian experience. European annals of otorhinolaryngology, head and neck diseases, 136(3): p. S9-S14.
4. Cinar, B.C., Batuk, M.O., Tahir, E., et al (2017). Audiologic and radiologic findings in cochlear hypoplasia. Auris Nasus Larynx, 44(6): p. 655-663.
5. Sampaio, A.L., Araujo, M.F., and Oliveira, C.A. (2011). New criteria of indication and selection of patients to cochlear implant. Int J Otolaryngol, 2011: p. 573-968.
6. Han, J.J., Suh, M.-W., Park, M.K., et al (2019). A Predictive Model for Cochlear Implant Outcome in Children with Cochlear Nerve Deficiency. Scientific reports, 9(1): p. 1154.
7. Buchman, C.A., Teagle, H.F., Roush, P.A., et al (2011). Cochlear implantation in children with labyrinthine anomalies and cochlear nerve deficiency: implications for auditory brainstem implantation. Laryngoscope, 121(9): p. 1979-88.
8. Zhang, L., Qiu, J., Qin, F., et al (2017). Cochlear implantation outcomes in children with common cavity deformity; a retrospective study. Journal of otology, 12(3): p. 138-142.
9. Booth, T.N., Roland, P., Kutz, J.W., Jr., et al (2013). High-resolution 3-D T2-weighted imaging in the diagnosis of labyrinthitis ossificans: emphasis on subtle cochlear involvement. Pediatr Radiol, 43(12): p. 1584-90.