ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỔ CẤP CỨU THẮT ĐỘNG MẠCH CẢNH NGOÀI TRONG CHẢY MÁU UNG THƯ KHOANG MIỆNG, HẦU HỌNG TẠI BỆNH VIỆN K – CƠ SỞ TAM HIỆP

Vũ Thanh Phương1,, Đỗ Anh Tú1, Nguyễn Quang Anh1, Nguyễn Quang Thái1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả mổ cấp cứu thắt động mạch cảnh ngoài trong chảy máu ung thư khoang miệng, hầu họng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp: Từ 1/2021 - 9/2024, một nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc đã được tiến hành trên 28 bệnh nhân chảy máu ung thư khoang miệng và hầu họng đang điều trị triệt căn hoặc tái phát tại Bệnh viện K. Kết quả: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao, tuổi trung bình là 46 ± 13, chảy máu u cấp tính hay gặp ở ung thư khoang miệng và hầu họng tái phát tiến triển tại chỗ, mô bệnh học là loại ung thư biểu mô vảy. Sau khi mổ cấp cứu thắt động mạch cảnh ngoài 1 bên hoặc 2 bên, 28/28 bệnh nhân đã ngừng chảy máu, 2 bệnh nhân tái chảy máu lần thứ 2 sau 1 tháng. Thời gian sống còn toàn bộ trung bình là 7 tháng (từ 3- 14 tháng), không có biến chứng về chảy máu diện mổ, liệt mặt và liệt nửa người. Kết luận: Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao, tuổi trung bình là 46 ± 13, chảy máu u cấp tính hay gặp ở ung thư khoang miệng và hầu họng tái phát tiến triển tại chỗ, mô bệnh học là loại ung thư biểu mô vảy. Chảy máu u là một biến chứng thường gặp và nghiêm trọng ở những bệnh nhân ung thư khoang miệng, hầu họng đang điều trị hoặc tái phát tiến triển tại chỗ. Thắt động mạch cảnh ngoài là một phương pháp an toàn và hiệu quả để kiểm soát chảy máu cấp tính, không có biến chứng về chảy máu diện mổ và thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Edith Ubogagu và Dylan G Harris (2012). Guideline for the management of terminal haemorrhage in palliative care patients with advanced cancer discharged home for end-of-life care. BMJ Support Amp Palliat Care, 2(4), 294.
2. Sung H., Ferlay J., Siegel R.L. và cộng sự. (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin, 71(3), 209–249.
3. Cohen E.E.W., Bell R.B., Bifulco C.B. và cộng sự. (2019). The Society for Immunotherapy of Cancer consensus statement on immunotherapy for the treatment of squamous cell carcinoma of the head and neck (HNSCC). J Immunother Cancer, 7(1), 184.
4. Lee K.-Y., Shueng P.-W., và Hsu C.-X. (2023). Risk factors and management for lethal bleeding in head and neck cancer patients. Am J Emerg Med, 66, 159–160.
5. Suárez C., Fernández-Alvarez V., Hamoir M. và cộng sự. (2018). Carotid blowout syndrome: modern trends in management. Cancer Manag Res, 10, 5617–5628.
6. Matsumoto F., Matsumura S., Mori T. và cộng sự. (2019). Common carotid artery ligation at the proximal side before rupture in patients with ligation or occlusiomột bênn of the external carotid artery at risk of carotid blowout syndrome. Jpn J Clin Oncol, 49(9), 839–844.
7. Kumar T., Yadav V., Ravi K. và cộng sự. (2015). External Carotid Artery Ligation in Squamous Cell Carcinomas of the Oral Cavity and Oropharynx: an Oncological Emergency. Indian J Surg, 77(Suppl 3), 850–852.
8. Ghosh S., Joseph B., Desai S.M. và cộng sự (2021). External Carotid Artery Ligation: An Oncological Emergency Procedure for Bleeding Locally Advanced Oral Cancers in a Tertiary Care Hospital in Central India. 11(4).