ĐẶC ĐIỂM CHỈ SỐ THỞ NHANH NÔNG CƠ HOÀNH TRÊN BỆNH NHÂN CAI THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phan Hồng Thái1,2, Đỗ Ngọc Sơn3,4,, Đặng Quốc Tuấn1,4, Trịnh Thế Anh4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả chỉ số thở nhanh nông cơ hoành (D-RSBI: Diaphragmatic Rapid Shallow Breathing Index) trên bệnh nhân cai thở máy tại Trung tâm Hồi sức tích cực–Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: Bệnh nhân có chỉ định cai thở máy (CTM) tại Trung tâm Hồi sức tích cực–Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 8 năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn, đủ tiêu chuẩn CTM được thực hiện CTM. Các thông số tần số thở, chỉ số siêu âm cơ hoành được thu thập tại thời điểm 30-60 phút sau khi bắt đầu CTM và tính chỉ số D-RSBI. Siêu âm cơ hoành được đo bằng máy siêu âm có đầu dò convex, linear bởi bác sĩ có chứng chỉ siêu âm, quay video và thẩm định bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Kết quả: nghiên cứu 33 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ nam giới cao gấp 2 lần nữ giới. Các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ CTM thành công là 42,4% (n=14), nguyên nhân thất bại chủ yếu là ho khạc kém chiếm 63,2% (n=12). Giá trị trung bình của DE-RSBI bên phải, DTF-RSBI bên phải, DE-RSBI bên trái, DTF-RSBI bên trái lần lượt là 2,03±0,87; 0,78±0,51; 1,99±0,85; 0,86±0,39. Các chỉ số D-RSBI giữa nhóm tuổi, giới tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Các chỉ số của DE-RSBI, DTF-RSBI giữa hai bên trái, phải tương đương nhau. Theo độ tuổi và theo giới tính, chỉ số không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pham T, Brochard LJ, Slutsky AS (2017). Mechanical Ventilation: State of the Art. Mayo Clin Proc, 92(9), 1382-1400. doi:10.1016/j.mayocp. 2017.05.004
2. Hermans G, Agten A, Testelmans D, et al (2010). Increased duration of mechanical ventilation is associated with decreased diaphragmatic force: a prospective observational study. Crit Care, 14(4), R127. doi:10.1186/cc9094
3. Spadaro S, Grasso S, Mauri T, et al (2016). Can diaphragmatic ultrasonography performed during the T-tube trial predict weaning failure? The role of diaphragmatic rapid shallow breathing index. Crit Care, 20, 305. doi:10.1186/s13054-016-1479-y
4. Abbas A, Embarak S, Walaa M, et al (2018). Role of diaphragmatic rapid shallow breathing index in predicting weaning outcome in patients with acute exacerbation of COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 13, 1655-1661. doi:10. 2147/COPD.S161691.
5. Shamil P, Gupta N, Ish P, et al (2022). Prediction of Weaning Outcome from Mechanical Ventilation Using Diaphragmatic Rapid Shallow Breathing Index. Indian J Crit Care Med Peer-Rev Off Publ Indian Soc Crit Care Med, 26(9), 1000-1005. doi:10.5005/jp-journals-10071-24316
6. Song J, Qian Z, Zhang H, et al (2022). Diaphragmatic ultrasonography-based rapid shallow breathing index for predicting weaning outcome during a pressure support ventilation spontaneous breathing trial. BMC Pulm Med, 22, 337. doi:10.1186/s12890-022-02133-5
7. Nguyễn Đạt Anh (2009). Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 12, 147-159.
8. Dean R.H and Robert M.K (2014). Essentials of Mechanical Ventilation. McGraw-Hill Education, third edition, New York, 16, 164-175.
9. Nguyễn Minh Hải, Bùi Văn Cường, Đặng Quốc Tuấn (2023). Đánh giá vai trò của siêu âm cơ hoành trong tiên lượng cai thở máy. Tạp Chí Y học Việt Nam, 521, 194-197.
10. Đỗ Ngọc Sơn, Vũ Thị Thu Giang, Vũ Đăng Lưu (2019). Đánh giá các chỉ số siêu âm cơ hoành ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn. Tạp chí Y học Việt Nam, 482, 109-115.