ĐẶC ĐIỂM NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở BỆNH NHÂN TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT, BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2023 – 2024

Trịnh Thị Thái Hà1,, Nguyễn Trung Hiếu2, Trần Thị Ngọc Anh2, Đặng Nhất Yến2, Bùi Thị Thu Hiền3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y dược, Đại học Quốc gia
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các răng nhạy cảm ngà ở bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2023 - 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 3351 răng ở 120 bệnh nhân tại khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, thu thập số liệu dựa trên phiếu khám lâm sàng. Kết quả: Tỷ lệ nhạy cảm ngà là 12,5%. Nhóm răng hàm nhỏ có tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất (45,7%), sau đó là nhóm răng trước và nhóm răng hàm lớn với tỷ lệ lần lượt là 28,2% và 26,1%. Các răng có mòn cổ răng, mòn mặt nhai và co lợi có tỷ lệ nhạy cảm ngà là 55,5%, 33,5% và 49,4% theo thứ tự. Tỷ lệ nhạy cảm ngà tăng lên ở nhóm mòn cổ răng độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 48,4%, 58,3% và 49,6%. Nhóm răng có mòn mặt nhai độ 1, độ 2, độ 3 có tỷ lệ nhạy cảm ngà theo thứ tự là 45,4%, 35,4% và 27,9%. Tỷ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm co lợi 1 mm, 2 mm, 3 mm lần lượt là 50%, 52,9%, 38,5%. Kết luận: Răng hàm nhỏ là nhóm răng có tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất. Mòn cổ răng là nguyên nhân thường xuyên gây nhạy cảm ngà. Mức độ tổn thương mòn men, lộ ngà có tỷ lệ nhạy cảm ngà cao hơn so với mòn ngà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Addy M, West NX. The role of toothpaste in the aetiology and treatment of dentine hypersensitivity. Monogr Oral Sci. 2013;23:75-87.
2. Savage KO, Oderinu OH, Oginni AO, et al. Dentine hypersensitivity and associated factors: a Nigerian cross-sectional study. Pan Afr Med J. 2019;33:272.
3. Sơn TM. Tình trạng nhạy cảm ngà ở công ty bảo hiểm nhân thọ Hà Nội. 2011.
4. Thảo TNP. Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố nguy có hiệu quả điều trị bằng một số thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà. 2017.
5. Nội TĐhYH. Chữa răng nội nha: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2021.
6. Addy M, Mostafa P, Newcombe RG. Dentine hypersensitivity: the distribution of recession, sensitivity and plaque. J Dent. 1987;15(6):242-248.
7. Martinez-Ricarte J, Faus-Matoses V, Faus-Llacer VJ, et al. Dentinal sensitivity: concept and methodology for its objective evaluation. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2008;13(3):E201-206.
8. Fukumoto Y, Horibe M, Inagaki Y, et al. Association of gingival recession and other factors with the presence of dentin hypersensitivity. Odontology. 2014;102(1):42-49.
9. Trần Ngọc Thành, Dũng. TM. Nha khoa hình thái và chức năng 2013.