ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG DE QUERVAIN VÀ VIÊM BAO GÂN GẤP NGÓN TAY TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ THÁNG 12/2019 ĐẾN THÁNG 10/2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả phẫu thuật điều trị hội chứng de Quervain (viêm mỏm trâm quay) và viêm bao gân gấp ngón tay (ngón tay lò xo) tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ tháng 12/2019 đến tháng 10/2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang tất cả các bệnh nhân nhập viện tại Khoa Ngoại tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ tháng 12/2019 đến tháng 10/2020, với chẩn đoán: hội chứng de Quervain hoặc viêm bao gân gấp ngón tay. Kết quả: Độ tuổi phẫu thuật thường gặp là 30-60 tuổi. Viêm bao gân cấp: nữ (77,7%), nam (22,2%); Viêm mỏm trâm quay: nữ (81,8%), nam (18,2%). Tỷ lệ mắc viêm bao gân cấp thường gặp ở nhóm nghề nghiệp văn phòng (33,4%); viêm mỏm trâm quay thường gặp ở công nhân (45,5%). 100% bệnh nhân được chẩn đoán sau mổ phù hợp với chẩn đoán trước mổ. Cắt bỏ bao gân và màng hoạt dịch, cắt bỏ dây chằng A1 chiếm 77,8%. Có 55,5% bệnh nhân cắt toàn bộ dây chằng theo chiều ngang, gỡ dính gân - cắt bỏ một phần các bao gân viêm. 100% bệnh nhân đáp ứng điều trị về cơ năng tốt. 100% ca phẫu thuật không có tai biến, biến chứng trong điều trị. Kết luận: Phẫu thuật hội chứng de Quervain và viêm bao gân gấp ngón tay không có tai biến, biến chứng trong điều trị. Bệnh nhân đáp ứng điều trị về cơ năng tốt
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đánh giá bước đầu, kết quả phẫu thuật, viêm bao gân cấp, viêm mỏm trâm quay.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đức Phúc (2007), Kỹ thuật mổ chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản y học.
3. Lê Nhất Vũ, Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Thành Tấn (2021), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh De Quervain, Tạp chí Y dược học Cần Thơ.
4. Gao Z. Y., H. Tao, H. Xu, et al. (2017), A novel classification of the anatomical variations of the first extensor compartment, Medicine (Baltimore), 96 (35), pp. e7875.
5. Gu X. H., Z. P. Hong, X. J. Chen, et al. (2019), Tendoscopic versus open release for de Quervain's disease: earlier recovery with 7.21 year follow- up, J Orthop Surg Res, 14 (1), pp. 357.
6. Lapegue F., A. Andre, E. Pasquier Bernachot, et al. (2018), US-guided percutaneous release of the first extensor tendon compartment using a 21-gauge needle in de Quervain's disease: a prospective study of 35 cases, Eur Radiol, 28 (9), pp. 3977-3985.
7. Lee H. J., P. T. Kim, I. W. Aminata, et al. (2014), Surgical release of the first extensor compartment for refractory de Quervain's tenosynovitis: surgical findings and functional evaluation using DASH scores, Clin Orthop Surg, 6 (4), pp. 405-409.
8. Scheller A., R. Schuh, W. Honle, et al. (2009), Long-term results of surgical release of de Quervain's stenosing tenosynovitis, Int Orthop, 33 (5), pp. 1301-1303.