NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NESFATIN-1 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TIP 2

Nguyễn Thị Minh1,, Hoàng Trung Vinh2, Cấn Văn Mão2
1 Bệnh viện 198 – Bộ Công an
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nesfatin-1 là một adipocytokin (APC) do nhiều cơ quan trong cơ thể tiết ra, tác động lên nhiều yếu tố trong cơ chế bệnh sinh (CCBS) liên quan đến đái tháo đường tip 2 (ĐTĐT2). Nồng độ nesfatin-1 có thể biến đổi ở bệnh nhân (BN) ĐTĐT2. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ nesfatin-1 huyết thanh ở BN ĐTĐT2 và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ nesfatin-1 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN. Đối tượng và phương pháp: 214 đối tượng chia thành 2 nhóm trong đó 71 đối tượng có tiền sử khỏe mạnh, không có tăng glucose máu thuộc nhóm xác định chỉ số tham chiếu (nesfatin-1). Nhóm BN gồm 139 đối tượng được chẩn đoán bệnh ĐTĐT2 lần đầu hoặc đã và đang điều trị. Đối tượng được thu thập tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an. Nồng độ nesfatin-1 huyết thanh được định lượng có sử dụng Kit ELISA nesfatin-1 của BioVendor trên máy ELISA DAX 800 tại Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân Y. Đơn vị tính: ng/ml. Kết quả: Nồng độ nesfatin-1 huyết thanh ở BN ĐTĐT2 thấp hơn có ý nghĩa so với chỉ số tham chiếu [0,2 (0,2-0,3) so với 0,2 (0,2-0,4) ng/ml; p<0,001. Tỉ lệ BN biến đổi nồng độ nesfatin-1 biểu hiện ở 3 mức: giảm, bình thường và tăng tương ứng 49,6%; 45,3% và 5,1%. Nồng độ nesfatin-1 huyết thanh liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian phát hiện bệnh (TGPHB), chỉ số khối cơ thể (BMI), tăng huyết áp (THA), liên quan không có ý nghĩa với giới, nhóm tuổi, tỉ số eo/hông, rối loạn lipid (RLLP) và HbA1c. Kết luận: Nesfatin-1 là một APC có nhiều tác động khác nhau. Nồng độ nesfatin-1 có thể biến đổi với xu hướng giảm trong các bệnh chuyển hóa trong đó có ĐTĐT2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

S.Algul, Y.Ozkan, O.Ozcelik (2016), “ Serum Nesfatin – 1 Levels in Patients With Different Glucose Tolerance Levels”. Physiol. Res, 65; pp. 979-985.
2. Qing-Chun Li, Hai-Yan Wang, Xi Chen, et al. (2010), “Fasting plasma levels of nesfatin-1 in patients with type 1 and type 2 diabetes mellitus and the nutrient-related flunctuation of nesfatin-1 level in normal humans”. Regulatory Peptides, 159; pp. 72-77.
3. Kangkang Huang, Yunlai Liang, Kun Wang, et al. (2022), “Influence of circulating nesfatin-1, GSH and SOD on insulin secretion in the development of T2DM”. Frontiers in Public Health, 10.3389; pp. 1-10.
4. Baydaa Ahmed Abed, Layla Othman Farhan, Ashgan Slman Dawood (2023), “Relationship between serum Nesfatin-1, Adiponectin, Resistin Concentration, and Obesity with Type 2 Diabetes Mellitus”. Baghdad Science Journal, 10.21123.
5. Shimei Ding, Wei Qu, Shuangsuo Dang, et al. (2015), “Serum Nesfatin-1 is Reduced in Type 2 Diabetes Mellitus Patients with Peripheral Arterial Disease”. Med Sci Monit., 21; pp. 987-991.
6. Israa Khalil Ibrahim Al-Yassiri, Fadhil Jawad Al-Tuma, Maher Abbood Mukheef, et al. (2023), “Association between Nesfatin-1 Levels and C-Peptide in Sera of Obese/Non-Obese Type 2 Diabetic Women”. J Contempt Med Sci, Volume 9, Number 1; pp. 56-62.
7. Ayhan Abaci, Gonul Catli, Ahmet Anil, et al. (2013), “The relation of serum nesfatin-1 level with metabolic and clinical parameters in obese and healthy children”. Pediatric Diabetes, 14; pp. 189-195.
8. S. Mirakhor Samani, H. Ghasemi, K. Rezaei Bookani, et al. (2019), “Serum nesfatin -1 level in healthy subjects with weight-related abnormalities and newly diagnosed patients with type 2 diabetes mellitus; A case-control study”. Acta Endocrinol, 15 (1); pp. 69-73.