HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ TẠI XÃ THÁI PHÚC, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Vũ Thùy Phương1,2,, Phạm Thị Tuyết Nga1, Trần Thị Mỹ Hạnh1, Vũ Mạnh Dân1,2, Nguyễn Hồng Dương3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
3 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà của canxi-fluoraluminosilicat và axit photphoric 10% ở một nhóm người dân tại xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đánh giá hiệu quả trước-sau trên 62 đối tượng với 317 răng nhạy cảm ngà được điều trị bằng Nanoseal từ tháng 07/2023 đến tháng 02/2024. Mức độ nhạy cảm ngà được đánh giá bằng kích thích xúc giác và kích thích hơi theo điểm Yeaple và thang đo VAS. Hiệu quả điều trị được đánh giá tại các thời điểm sau: tức thì, sau 1 tuần, sau 1 tháng, sau 3 tháng điều trị. Kết quả: Mức độ nhạy cảm ngà cải thiện đáng kể tại các thời điểm tức thì, sau 1 tuần, sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị (p<0,01). Điểm VAS trung bình của các răng nhạy cảm giảm từ 5,13±2,10 xuống còn 2,11±1,16; 1,62±1,01; 1,86±1,02 và 1,88±1,03. Điểm Yeaple trung bình của các răng nhạy cảm tăng từ 33,66±14,48 lên 54,12±18,67; 57,74±17,20; 54,46±18,21 và 51,11±18,39. Chỉ số hiệu quả điều trị tại thời điểm sau 1 tuần cao hơn 3 thời điểm còn lại (68,42% theo thang điểm VAS và 71,54% theo thang điểm Yeaple). Kết luận: Điều trị nhạy cảm ngà bằng canxi-fluoraluminosilicat và axit photphoric 10% cho thấy hiệu quả rõ rệt ngay tại thời điểm tức thì, đặc biệt hiệu quả đạt tối đa tại thời điểm sau 1 tuần điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Felix J, Ouanounou A. Dentin Hypersensitivity: Etiology, Diagnosis, and Management. Compend Contin Educ Dent. 2019;40(10):653-657; quiz 658.
2. Favaro Zeola L, Soares PV, Cunha-Cruz J. Prevalence of dentin hypersensitivity: Systematic review and meta-analysis. Journal of Dentistry. 2019;81:1-6. doi:10.1016/j.jdent.2018.12.015
3. Idon PI, Sotunde OA, Ogundare TO. Beyond the Relief of Pain: Dentin Hypersensitivity and Oral Health-Related Quality of Life. Front Dent. 2019;16(5):325-334. doi:10.18502/fid.v16i5.2272
4. Trần Ngọc Phương Thảo. Tình trạng nhạy cảm ngà răng ở thành phố HCM, yếu tố nguy cơ - Hiệu quả điều trị bằng các loại thuốc đánh răng chống nhạy cảm ngà. Thesis. 2017. Accessed June 7, 2023. http://dulieuso.hmu. edu.vn/ handle/ hmu/1700
5. Miyaji H, Kato A, Tanaka S. Suppression of root caries progression by application of Nanoseal®: A single-blind randomized clinical trial. Dent Mater J. 2020;39(3):444-448. doi:10.4012/ dmj.2019-038
6. Miyajima H, Ishimoto T, Ma S, Chen J, Nakano T, Imazato S. In vitro assessment of a calcium-fluoroaluminosilicate glass-based desensitizer for the prevention of root surface demineralization. Dental Materials Journal. 2016;35(3):399-407. doi:10.4012/dmj.2015-273
7. Yamaguchi H, Yahagi H, Asano S, Yokota K, Tsunekawa M. In-vitro Dentinal Tubule Occlusion and Clinical Desensitization by Application of "Nanoseal". J Conserve Dent. 2014; 57(4): 333-343. doi:10.11471/shikahozon. 57.333
8. Phạm Thị Tuyết Nga. Nghiên cứu hiệu quả của laser diode trong điều trị răng nhạy cảm ngà. Thesis. 2016. Accessed May 23, 2023. http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1631
9. Matsuzaki K, Shimada Y, Shinno Y, et al. Assessment of Demineralization Inhibition Effects of Dentin Desensitizers Using Swept-Source Optical Coherence Tomography. Materials. 2021;14(8):1876. doi:10.3390/ma14081876
10. Ogihara T, Tomiyama K, Iizuka J, Ishizawa M, Shiiya T, Mukai Y. Effects of desensitizer containing fluoroaluminocalciumsilicate glass nanoparticles on remineralization of root dentin subsurface lesions in vitro. Dental Materials Journal. 2021;40(4): 1027-1032. doi:10.4012/ dmj.2020-288