THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành quan sát kết hợp với nghiên cứu hồ sơ bệnh án của những người bệnh sau phẫu thuật ≥3 ngày đang điều trị nội trú tại các khoa khối Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ tháng 03/2021 đến 09/2021. Kết quả: Trong 155 người bệnh, có 12 người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ 7,7%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lần lượt là: khoa Ngoại tiêu hóa với 19,5%, Ngoại thần kinh 9,1%, Ngoại thận 7,6%, Chấn thương chỉnh hình 2,4%, Phụ Sản không có ca nhiễm khuẩn vết mổ. Trong tổng số 12 ca nhiễm khuẩn vết mổ, có 8 trường hợp chỉ định cấy vi khuẩn chiếm 67,7% và tìm thấy 4 tác nhân chính bao gồm: Escherichia coli chiếm tỷ lệ 37,5%; Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoiae đều chiếm tỷ lệ 25% và Staphylococcus epidermidis chiếm tỷ lệ 12,5%. 50% P. aeruginosa phân lập được kháng Levofloxacin và Piperacilin, 100% kháng Ticarcillin/ Clavulanic và Cefotaxime. 50% E. coli phân lập được kháng với kháng Ceftazidime, 100% kháng Penicillin G và Aztreonam. 100% Staphylococcus epidermidis phân lập được kháng Erythromycin, Levofloxacin, Oxacillin, Trimethoprim/sulfameth, Ciprofloxacin. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021 ở mức trung bình (7,7%). Phân lập được 04 tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ tại đây là: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia, và Staphylococcus epidermidis.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn vết mổ; Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2012), "Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ", Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ -BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
3. Nguyễn Quốc Anh (2008), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Bạch Mai”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Bệnh viện Bạch Mai - JICA – WHO (2007), Những kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
5. Fehr J, Hatz C, Soka I, et al (2006), Risk factors for surgical site infection in a Tanzanian district hospital: a challenge for the traditional National Nosocomial Infections Surveillance system index. Infection control and hospital epidemiology, 27(12), 1401–1404.
6. Hoàng Văn Dũng, Nguyên Phi Long, Vũ Minh Hải Tuyền, Trần Trọng Dương (2016), Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an.
7. Trần Thị Hà (2015), "Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp năm 2015", Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
8. Nguyễn Sử Minh Tuyết và cộng sự (2009), Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13(6), 295-300.